Họ nghĩ rằng dịch cũng ảnh hưởng đến họ, họ đã gánh gồng nhiều khoản chi phí phát sinh. Và họ gánh cả 100% lương của CB-NV, giáo viên của họ mà không bớt một đồng dù chẳng đi dạy bữa nào ở trường, có chăng chỉ giảng online vài giờ đồng hồ mỗi ngày.
Có lẽ họ nghĩ, việc họ gánh chi phí cho tất cả nhân viên của mình để không ai mất việc, ai cũng được trả đủ tiền trang trải cuộc sống đã là sự chia sẻ lớn với cộng đồng. Nếu vậy, họ quá hẹp hòi!

Từ khi dịch bắt đầu nổ ra, doanh nghiệp khối tư nhân ở Việt Nam (giống họ) ngắc ngoải, hoạt động cầm chừng, thậm chí đóng của một loạt những địa điểm kinh doanh, sản xuất.
Ở đó, những ông chủ là tỷ phú, triệu phú… cũng bạc đầu toan tính sống còn của doanh nghiệp, của anh em công nhân. Vậy mà họ vẫn đóng góp hàng chục, hàng trăm tỷ đồng, hay đơn giản hơn là nhu yếu phẩm, dụng cụ y tế cho tuyến đầu chống dịch.
Họ cho tiền người bán vé số, trợ giá nhà trọ cho công nhân, dựng ATM phát gạo miễn phí…
Tất cả những điều đó khiến cho Việt Nam đến thời điểm này… chưa ai bị bỏ lại trong công cuộc chống dịch Covid-19. Ở Việt Nam, chúng tôi gọi đó là lòng NHÂN ÁI. Khi cần, chúng tôi sẵn sàng vì đồng loại mình đến hơi thở cuối cùng.

Dịch Covid-19, là sự kiện bất khả kháng. Phải bước qua nó, chúng ta mới sống và tiếp tục tạo ra của cải vật chất. Nếu không bước qua được, chống ta chẳng còn cơ hội hưởng thụ tiền tài, vật chất.
Thay vì ngồi tính toán học online mất bao nhiêu phí, cấn trừ các chi phí ăn uống, đi lại mà học sinh đã không được thụ hưởng trong thời gian nghỉ học tránh dịch, rồi miễn giảm, hoàn tiền lại cho phụ huynh, trường Việt Úc lại đi thu học phí một học phần chưa biết bao giờ sẽ học, thu tiền giữ chỗ cho một năm học mới… cũng chưa biết bao giờ bắt đầu.

Dù biết rằng, hầu hết phụ huynh có con em theo học ở trường Việt Úc đề thuộc diện khá giả. Nhưng chưa chắc họ vẫn khá giả, rủn rỉnh tiền trước cơn càn quét của dịch bệnh… Giá trị cốt lõi của giáo dục cũng không nằm ở cách hành xử như vừa qua của Việt Úc.
Họ, có lẽ đã mang trái tim công nghiệp để đối nhân xử thế với bộn bề lòng nhân ái của chúng ta.
Bài viết thể hiện Góc Nhìn của Hoàng Anh (Tây Ninh)
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!