• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Góc Nhìn
Nam Á Bank
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả

Trang chủ » Tiêu điểm » Việt Nam sẽ chịu tác động ra sao khi các nước thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ?

Việt Nam sẽ chịu tác động ra sao khi các nước thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ?

VCBS cho rằng, về mặt dài hạn trong trường hợp các chính sách tiền tệ của các NHTW dần chấm dứt xu hướng nới lỏng thì Việt Nam vẫn có những điều kiện và nguồn lực để có thể đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Trần Giang bởi Trần Giang
23/06/2021
trong Tiêu điểm, Xu hướng
0
0

Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa có báo cáo phân tích về Chính sách nới lỏng tiền tệ của một số NHTW trên thế giới.

Các NHTW phản ứng ra sao với kỳ vọng lạm phát cao hơn?

Chia sẻ liên quan:

Lãi suất tiền gửi giảm từ 14% xuống chỉ còn 4%/năm, đâu là nguyên nhân?

27/09/2021

Loạt ngân hàng được nới room tín dụng: Techcombank, TPBank, MSB, MB cao nhất

20/09/2021

Để ứng phó với Covid-19, các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới đã tung ra hàng loạt các chính sách tiền tệ nới lỏng chưa từng có tiền lệ. Chỉ trong thời gian ngắn lượng tiền cơ sở đã tăng gấp đôi cho thấy mức độ của các chính sách nới lỏng và theo đó, kéo theo sự tăng giá của các kênh tài sản với điển hình là thị trường cổ phiếu và thị trường các tài sản có mức sinh lời cố định như trái phiếu. Hiện tượng lạm phát tăng ở nhiều quốc gia, xu hướng tăng giá hàng hóa chiếm thế chủ đạo trong năm 2021.

Tuy nhiên, VCBS cho rằng vẫn còn là quá sớm để lo ngại về khả năng xảy ra một “siêu chu kỳ hàng hóa” tạo áp lực lên lạm phát trong trung và dài hạn. Ở thời điểm này, các NHTW này chưa cho thấy tín hiệu định hướng thay đổi chính sách tiền tệ bắt nguồn từ lo ngại xung quanh lạm phát.

Trong diễn biến mới nhất từ Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed), dù có thay đổi sớm hơn lộ tình nâng lãi suất, như thời điểm gần nhất sẽ là năm 2023. Như vậy vẫn còn là quá sớm để xác định những thay đổi căn bản tới thị trường tài chính cũng như sự dịch chuyển của dòng vốn. Theo đó, những ảnh hưởng giai đoạn này chủ yếu mang tính chất kỳ vọng ngắn hạn và có thể sẽ không kéo dài lâu.

VCBS cho rằng, chính sách tiền tệ nới lỏng phi truyền thống đã được áp dụng khó có thể đảo ngược khi việc thu hẹp bảng cân đối kế toán của các NHTW gặp nhiều khó khăn. Các NHTW tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng ít nhất cho tới năm 2022, và chưa có các lo ngại về lạm phát trong trung hạn.

Trong trường hợp các NHTW bắt đầu trung hòa dần chính sách tiền tệ nới lỏng thì đây cũng được xem là tín hiệu tích cực khi nền kinh tế thế giới dần hồi phục, giảm thiểu nguy cơ về khả năng hạ cánh cứng và xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Việt Nam sẽ bị tác động thế nào khi các nước dần chấm dứt chính sách nới lỏng tiền tệ?

Với góc độ nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam, trong dài hạn mục tiêu hàng đầu vẫn là đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, tạo sức hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư quốc tế nhằm sử dụng nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập bình quân đầu người và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Nhiệm vụ này đã được thực hiện thành công trong nhiều năm qua.

“Với các giả định, Việt Nam tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, duy trì tốt các chỉ báo kinh tế vĩ mô giống như các đánh giá của các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm đang dành cho Việt Nam thời điểm này, thì dòng vốn đầu tư hoàn toàn có thể tiếp tục lựa chọn Việt Nam là điểm đến dựa trên các tiêu chí đánh giá về mức rủi ro quốc gia và tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế”, chuyên gia của VCBS cho biết.

Nhóm phân tích nhận định, về mặt dài hạn trong trường hợp các chính sách tiền tệ của các NHTW dần chấm dứt xu hướng nới lỏng thì Việt Nam vẫn có những điều kiện và nguồn lực để có thể đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

Trong đó, xu hướng chuyển dịch đầu tư sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và các quốc gia khác bắt nguồn từ các thay đổi mang tính địa chính trị giữa các quốc gia. Cùng lúc, các hiệp định thương mại tự do FTA cũng là điểm cộng trong thu hút dòng vốn đầu tư.

Trong ngắn hạn, so sánh với các NHTW khác trên thế giới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ thực hiện hạ lãi suất điều hành và chưa có kế hoạch mua lại tài sản như trái phiếu. Như vậy, đây được xem là điểm cộng về độ linh hoạt trong chính sách tiền tệ.

Cùng với đó, điểm cộng khác là các chính sách điều hành linh hoạt, phù hợp với từng thời điểm đã cho thấy sự hiệu quả góp phần ổn định các chỉ báo kinh tế vĩ mô như tỷ giá, lạm phát hay lãi suất trong các năm gần đây. Tuy nhiên, thử thách lớn về điều hành đối với NHNN trong năm 2021 đến từ 3 thứ.

Thứ nhất, áp lực từ việc độ mở nền kinh tế lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng tăng tương đối so với quy mô nền kinh tế trong bối cảnh giá cả hàng hóa nguyên vật liệu tăng cao tạo áp lực tiềm ẩn với mục tiêu ưu tiên hàng đầu về kiểm soát lạm phát.

Thứ hai, áp lực lớn trong việc cân bằng hài hòa lợi ích của người gửi tiền và người đi vay.

Thứ ba, nhu cầu hỗ trợ dòng vốn vào nền kinh tế hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch tuy nhiên hạn chế tối đa dòng vốn chảy vào các kênh tài sản hay các hoạt động rủi ro như đầu cơ, kinh doanh bất động sản.

VCBS cho rằng, về cơ bản các can thiệp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát của NHTW sẽ không có nhiều hiệu quả khi nguyên nhân tới từ việc mặt bằng giá cả hàng hóa tăng. Theo quan sát, nhiều NHTW thế giới đã có tín hiệu chấp nhận kịch bản lạm phát tăng trong giai đoạn phục hồi và không quá cứng nhắc với con số lạm phát mục tiêu trung hạn.


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Nguồn: Thu Thủy / Doanh nghiệp và Tiếp thị
Chủ đề: Chính sách tiền tệCông ty chứng khoánkinh tế vĩ môLạm phátngân hàng trung ươngnới lỏng tiền tệ
Chia sẻ
Trần Giang

Trần Giang

Các chia sẻ khác:

Lê Hùng Anh – chân trần ra phố

bởi anhbasaigon
15/08/2022
0

Tôi có một sự quan tâm đặc biệt tới Hùng Anh đơn giản vì anh là người đồng hương. Từ...

Giao dịch ngoại tệ online, nhận ưu đãi cực “high” cho doanh nghiệp

bởi Xù
12/08/2022
0

Cụ thể, trong chương trình“Giao dịch Online – Ưu đãi cực High” của HDBank, từ nay tới ngày 15/10/2022, khách...

Nam A Bank nơi làm việc hạnh phúc

bởi Xù
12/08/2022
0

“Nơi làm việc tốt nhất châu Á” được tổ chức bởi HR Asia - Tạp chí Nhân sự cấp cao...

Năm 2021, Vinamilk tiếp tục giữ vững vị trí trong top 20 cổ phiếu xanh VNSI (liên tục tính từ năm 2017), với tổng điểm ESG đánh giá đạt 90%

Được đánh giá cao về “E-S-G”, Vinamilk nhận giải Phát triển Bền vững 2022

bởi Xù
12/08/2022
0

Chương trình bình chọn Top 50 Doanh nghiệp Phát triển Bền vững 2022 thực hiện đánh giá trên các khía...

Ca sĩ Cẩm Vân: ‘Tôi hạnh phúc vì chồng chiều vợ con’

bởi Xù
11/08/2022
0

Đầu tháng 8, cặp sao được con gái út - ca sĩ Cece Trương - “tạo điều kiện” đến NovaWorld...

Nam A Bank – Ngân hàng dẫn đầu về số lượng thẻ JCB Platinum

bởi Xù
11/08/2022
0

Điều này cũng chứng minh cho sự tin tưởng, đồng hành của Khách hàng (KH) khi sử dụng sản phẩm...

Không phải văn hoá doanh nghiệp mà là “cái nết lãnh đạo”

bởi Duy Trường
10/08/2022
0

Gọi là văn hóa doanh nghiệp nghe cho nó hàn lâm để dạy sinh viên cho có vẻ bài bản...

Thế nào là “đủ” để hạnh phúc

bởi Xù
10/08/2022
0

Bạn cảm thấy bao nhiêu là "đủ" để hạnh phúc? Là một gia đình êm ấm, một công việc tốt,...

Đoàn cũng đã đến thăm Tượng Đài Chiến Thắng tại Ninh Thuận

Tiếp sức đến trường 2022 – Hành trình Bác Ái

bởi Xù
09/08/2022
0

Nối lại hành trình Tiếp Sức Đến Trường Là thành viên của Hanoi SME ở phía Nam, trong hơn 6...

Cụm trang trại bò sữa Vinamilk đà lạt được vinh danh tại giải thưởng môi trường Việt Nam

bởi Xù
09/08/2022
0

Giải thưởng Môi trường Việt Nam là giải thưởng uy tín nhất về môi trường do Bộ Tài nguyên và...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Lê Hùng Anh – chân trần ra phố

15/08/2022

Dấu ấn mang tên Vinamilk trong hành trình 10 năm Top 50 doanh nghiệp niêm yết tốt nhất của Forbes Việt Nam

15/08/2022

Giao dịch ngoại tệ online, nhận ưu đãi cực “high” cho doanh nghiệp

12/08/2022

Nam A Bank nơi làm việc hạnh phúc

12/08/2022
Năm 2021, Vinamilk tiếp tục giữ vững vị trí trong top 20 cổ phiếu xanh VNSI (liên tục tính từ năm 2017), với tổng điểm ESG đánh giá đạt 90%

Được đánh giá cao về “E-S-G”, Vinamilk nhận giải Phát triển Bền vững 2022

12/08/2022

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập