Lãi suất huy động giảm mạnh nhưng lãi suất cho vay giảm quá nhẹ tương là một trong những lý do chính giúp hàng loạt ngân hàng vẫn báo lãi khá cao trong năm 2020! Trước đây chênh lệch giữa lãi cho vay và huy động chỉ khoảng 3-4% nhưng với biểu lãi không khó để thấy ở nhiều ngân hàng thì chênh lệch ấy ngày càng nới rộng nên dù có khó khăn lãi ngân hàng vẫn khá nhiều chẳng có gì lạ.
Nên xem:

Hay VietinBank thông báo lợi nhuận ngân hàng tăng trong năm 2020 chủ yếu nhờ tiết giảm chi phí hoạt động và tăng thu hoạt động ngoài lãi. Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng này tăng tới 35,2% so với năm 2019 giúp tỷ trọng thu ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động tăng từ 16,5% lên gần 20,1%. Trong đó lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh vốn tăng đột biến 70%, thu thuần dịch vụ tăng gần 12%, thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ tăng 24%.

Tại các ngân hàng khác, chỉ tính đến hết tháng 9/2020, theo thống kê của Fiin Group, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của 26 ngân hàng trong 9 tháng đầu năm tăng 17,5% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động khác tăng 17,8%, trong đó từ mua bán chứng khoán đầu tư tăng tới 166% so với cùng kỳ năm 2020, có những ngân hàng tăng hàng chục lần như ACB, VIB…

Như vậy cộng với lợi nhuận tốt từ các hoạt động tín dụng cùng nhiều dịch vụ phi tín dụng mà người ngoài ngành dễ dàng nhận thấy như các ngân hàng ồ ạt bán bảo hiểm thì việc các ngân hàng lãi hàng ngàn tỷ ngay trong 2020 không khó hiểu. Ngoài ra thì cơ cấu từ cho vay đã giảm hẳn tỷ trọng trong lợi nhuận; nếu trước đây phổ biến từ 90-99%, thì nay giảm xuống còn 70-80%, thậm chí chỉ còn quanh 60% tại một số thành viên. Phần còn lại là các dịch vụ khác.

Trong lúc dư luận có cái nhìn không thiện cảm về con số lợi nhuận quá lớn của nhiều ngân hàng thì một số ngân hàng chưa công bố lợi nhuận đang… đắn đo và ngại ngần quảng bá!
CEO một ngân hàng lớn nói với người viết “Nhiều người cứ nhìn vào con số mà không phân tích rõ lợi nhuận đến từ đâu, sẽ trích lập dự phòng ra sao, còn các khoản nào… nên cứ chăm chăm vào đấy có khi lại chẳng tốt chút nào cho chúng tôi”.

Song song với các hoạt động trên thì nhiều ngân hàng có những khoản thu nhập bất thường lớn từ thoái vốn, chuyển nhượng đầu tư, bán cổ phiếu quỹ, thu hoa hồng bảo hiểm… Như VPBank bán cổ phần công ty con FE Credit, Vietcombank buộc phải hạch toán tiếp khoản thu nhập “khủng” từ bảo hiểm FWD hoặc thoái tiếp tại MB khi giá cổ phiếu lên cao, SHB bán cổ phần công ty tài chính…
Nhưng nhìn từ góc độ nào thì việc đa số các ngân hàng có lợi nhuận lớn từ tín dụng khó có thể chối bỏ và yêu cầu họ san sẻ với khách hàng đang vất vả với Covid-19 bằng cách giảm lãi vay hoàn toàn chính đáng. Ngân hàng tồn tại ra sao, lợi nhuận lâu dài thế nào rồi cũng phụ thuộc vào doanh nghiệp, người vay và một khi khách hàng “ốm yếu” họ cũng khó “khỏe mạnh” nên việc “nhường cơm sẻ áo” không chỉ là đạo đức kinh doanh.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!