Theo ghi nhận của một số doanh nghiệp sơn nội địa, thời gian gần đây tâm lý “sính ngoại” của người Việt bắt đầu chuyển đổi. Các sản phẩm sơn trong nước bắt đầu chiếm ưu thế về giá, cũng như đáp ứng nhu cầu người dùng về khí hậu, thẩm mỹ… thậm chí có thể cạnh tranh với nhiều thương hiệu sơn ngoại nhập.

Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại SIC cho biết, khi sử dụng sơn cho các công trình, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố như chất liệu, tính phù hợp (màu sắc, độ bền, độ phủ, chống rạn nứt, chống thấm…). Dựa trên tâm lý này, khách hàng bắt đầu quan tâm tới chất lượng và giá cả phù hợp thay vì chỉ chuyên tâm tới các thương hiệu lớn.
“Có một số ưu thế, thị trường sơn nội ngày càng nhận được sự quan tâm của người tiêu dùng, từng bước tạo lập thế cân bằng giữa sơn nội và sơn ngoại, góp phần khẳng định thương hiệu Việt”, vị này nói.
Theo đó, hiện trên thị trường ngoài các sản phẩm sơn do SIC sản xuất, còn có các thương hiệu nội địa quen thuộc với người tiêu dùng như: Sơn Kova, Đại Bàng…

Tại SIC, với bề dày kinh nghiệm thi công nhiều công trình lớn, các sản phẩm sơn SIC đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhà đầu tư, nhà thầu với nhiều chủng loại sơn, gồm: dòng phổ thông, dòng cao cấp, sơn nội thất, ngoại thất, sơn gỗ, sơn dầu…
Một số sản phẩm nổi bật của sơn SIC như sơn ngoại thất cao cấp SIC Exterior – sơn phủ được sản xuất từ 100% nhựa Acrylic chống chịu thời tiết tốt và bền màu với thời gian. Sơn nội thất cao cấp SIC Interior – sản xuất từ nhựa Acrylic, dễ lau chùi, sản phẩm có mùi hương dễ chịu. Sơn dầu Alkyd phủ kim loại – sơn dung môi 1 thành phần khô bằng oxy hóa có độ phủ và độ bóng cao, khô nhanh; sơn giao thông phản quang nhiệt, sơn giao thông hệ dung môi.
Sản phẩm của doanh nghiệp đã sử dụng tại một số dự án như quốc lộ 51, quốc lộ 1 tại Quảng Ngãi, hầm chui Tân Phong (Đồng Nai), quốc lộ 29 tại Đắk Lắk, dự án thành phố mới Bình Dương. Ngoài ra, sơn SIC cũng xuất hiện ở những dự án căn hộ, khu biệt thự tại các tỉnh miền Trung với điều kiện thời tiết khắc nghiệt…

Hiện nay, SIC hợp tác với một số đối tác chiến lược lớn như Tập đoàn Hưng Thịnh với dự án Camranh Mystery, Hưng Thịnh Incons với các dự án căn hộ mẫu khu đô thị Mystery Cam Ranh, căn hộ mẫu Melody Quy Nhơn…
Hết năm 2019, Việt Nam có hơn 600 doanh nghiệp trong nước và quốc tế sản xuất và kinh doanh sơn (nguồn dữ liệu). Theo báo cáo của Hiệp hội Sơn và Mực in Việt Nam, trong 5 năm gần đây, sơn ngoại chiếm 65% thị phần, còn lại là các sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất.
“Với sự đầu tư công nghệ sản xuất, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường, các thương hiệu sơn Việt còn nhiều dư địa để rút ngắn khoảng cách thị phần”, lãnh đạo SIC nói.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!