Nếu du lịch khởi sắc và đông khách trở lại thì cả ngành hàng không, vận tải đường bộ và nhất là bất động sản nghỉ dưỡng cùng hàng loạt dịch vụ khác sẽ hưởng lợi theo. Không chỉ giúp kinh tế địa phương ổn định dần mà du lịch còn là chỉ dấu cho thấy đại dịch Covid-19 không còn là “hung thần” tại Việt Nam cũng như “vẽ” lên những bức tranh sáng sủa hơn cho đời sống văn hóa tinh thần.
Nên xem:

Cũng theo khảo sát nói trên, 57,1% người được hỏi cho biết họ e ngại khi đến các địa điểm từng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; 42,9% tỏ ra không e ngại về vấn đề này. Như vậy nỗi e ngại về dịch bệnh vẫn còn khá lớn và đó sẽ là trở ngại cho đợt kích cầu này, nhất là đợt dịch bùng phát vừa qua trúng ngay lúc cao điểm của du lịch hè 2020 sẽ khiến nhiều người cân nhắc.
Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu trấn an: “Đợt kích cầu này sẽ đặt yếu tố an toàn cho du khách lên hàng đầu. An toàn có mấy tiêu chí. Trước tiên là điểm đến an toàn, cả 1 vùng, 1 khu vực an toàn. Thứ 2 là cơ sở lưu trú, đơn vị cung cấp dịch vụ an toàn. Thứ 3 là dịch vụ an toàn, đảm bảo điều kiện phòng bệnh theo quy định của Bộ Y tế. Thứ 4 là khách du lịch có đầy đủ thông tin và kiến thức phòng chống dịch bệnh”.

Một trong những lý do lớn nữa sẽ ngăn bước du khách là cuối năm thường lại rơi vào cao điểm của mùa làm ăn, kinh doanh, sản xuất nên rất khó dứt ra để đi du lịch. Bên cạnh đó thì con cái đã vào học, nhu cầu du lịch đã giảm bớt và ít ai muốn đi vào thời điểm này. Chưa kể nhiều người kiếm sống, lo chi phí hàng ngày đã đuối sau hai đợt dịch cũng sẽ ngần ngại chi tiêu cho khoản này hơn.
Khách đã thế, các doanh nghiệp du lịch, vận chuyển, khách sạn, nhà hàng…. cũng đang khó khăn trăm bề.
Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhận định “Tháng 5, 6 khi dịch đợt 1 giảm, Tổng cục Du lịch đã phát động kích cầu, các bên đưa ra nhiều giải pháp nhưng lần này đã không còn phù hợp. Đợt kích cầu lần này, giá không thể thấp hơn, doanh nghiệp đang kiệt sức nên sẽ có nhiều khó khăn hơn. Để giải quyết tình trạng này, doanh nghiệp nên tập trung vào chất lượng dịch vụ”.

Nhưng khó không có nghĩa là buông xuôi hay nằm chờ mà hàng loạt doanh nghiệp khẳng định sẽ tìm cách đồng hành cũng như đưa ra các giải pháp để có giá cả, chất lượng hợp lý thu hút du khách.
Các doanh nghiệp có khu nghỉ dưỡng lớn như Vingroup, FLC, Sun Group… có nhiều chương trình kích cầu kết hợp với các hãng hàng không để giảm giá trọn gói hay nhiều doanh nghiệp lữ hành giảm thiểu chi phí vận hành để đưa ra giá tốt nhất.
Tuy nhiên đợt kích cầu này thành hay bại phụ thuộc vào nhu cầu của du khách và được dự đoán sẽ khó hơn đợt 1. Chỉ khi nào dịch trên thế giới được khống chế, có du khách nước ngoài thì ngành du lịch Việt Nam mới có cơ hội hồi phục như cũ.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!