Trước vụ án này, Việt Nam cũng đã có khá nhiều vụ trục lợi bảo hiểm tuy không tàn ác bằng nhưng có khi thủ đoạn còn tinh vi hơn và đại đa số đều không thành công, nhẹ thì bị phạt, mất phí bảo hiểm, nặng phải trả giá bằng nhiều năm tù đằng đẵng.
Ngày 5/5/2016, do mắc vào nợ nần, Lý Thị N. (SN 1986, ngụ xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) đã thuê Doãn Văn Doanh (SN 1995, ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội) với giá 50 triệu đồng chặt 1/3 bàn chân và 1/3 bàn tay bên trái của mình rồi tạo hiện trường giả một vụ tai nạn tàu hỏa để lấy tiền bảo hiểm.
Qua điều tra, Công an phát hiện nhiều dấu hiệu nghi vấn. Đặc biệt, cơ quan điều tra phát hiện, trước đó hơn 1 tháng, N. mua liên tiếp 3 gói bảo hiểm thân thể của 2 công ty bảo hiểm nhân thọ. Theo hợp đồng, nếu bị thương tật vĩnh viễn do tai nạn giao thông, cô ta có thể được thanh toán tổng số tiền khoảng 3,5 tỷ đồng. Vụ việc bị phát giác và những người tham gia cùng N. đều phải lãnh án tù giam.

Vụ trục lợi ở Công ty bảo hiểm Pijico hơn chục năm về trước cũng từng gây xôn xao dư luận. Hợp đồng bảo hiểm được Trần Nghĩa Vinh (nguyên Tổng Giám đốc PJICO) và Hồ Mạnh Quân (nguyên Phó Tổng giám đốc) cấu kết với bà Phạm Hồng thu (vợ Giám đốc Công ty Taifun) làm sau khi tàu cháy để chia nhau tiền bảo hiểm hàng chục tỷ đồng đã bị phanh phui.
Bà Thu bị Tòa án tuyên phạt 12 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; các nguyên lãnh đạo PJICO lãnh án 5 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn.
Nhưng đây mới là con số đáng giật mình, từ 2008 đến 2018 có trên 78.000 vụ trục lợi bảo hiểm với số tiền bị trục lợi khoảng 1.100 tỷ đồng, trung bình tổn thất 110 tỷ đồng/năm. Thị trường bảo hiểm nhân thọ có từ 6-28% số vụ yêu cầu bồi thường bảo hiểm là trục lợi, tùy từng doanh nghiệp bảo hiểm.
Không như Minh và các thủ phạm trục lợi từng nghĩ hay tưởng, khi thiệt hại xảy ra, nhất là những hợp đồng lớn như của Minh mua đến 18 tỷ thì ngoài những điều tra, tài liệu của cơ quan chức năng, Công ty Bảo hiểm luôn có đội ngũ điều tra, xác minh riêng.
Chưa kể các chuyên gia luật của họ soi từng chi tiết để bóc ra những hợp lý, gian dối và chỉ cần một phát hiện nhỏ và nhất là cố ý gian trá thì hợp đồng vô hiệu, chưa kể họ còn tố cáo đến cơ quan công an.

Những hợp đồng mới mua đã xảy ra trường hợp phải chi trả bảo hiểm càng được soi xét kỹ càng. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao Minh không tự sát để gia đình hưởng bảo hiểm? Tuy nhiên bảo hiểm chỉ chi trả khi Minh mua bảo hiểm mà hợp đồng hiệu lực từ 2 năm trở lên. Trong khi đó, theo thông tin ban đầu hợp đồng của Minh vẫn còn trong thời hạn 21 ngày “cân nhắc”.
Bảo hiểm chi trả khi không có gian dối, đúng sự thật nhiều trường hợp đã khó huống hồ một vụ gian lận để trục lợi với số tiền lớn như Minh làm. Rồi hàng loạt những nghi vấn mà Minh dù có xảo quyệt đến đâu vẫn sơ hở, bỏ quên thì chuyện lấy được 18 tỷ của bảo hiểm hoàn toàn hoang tưởng.
Có lẽ cũng đừng ai nghĩ đến chuyện trục lợi của bảo hiểm vì đại đa số đều “tiền mất tật mang”, thậm chí tù tội hoặc tệ hại hơn nữa như Đỗ Văn Minh.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!