Theo báo cáo tài chính đến hết quý 3/2020, Techcombank đạt lợi nhuận trước thuế 10.711,4 tỉ đồng, tăng thêm 1.851,2 tỉ đồng so với cùng kỳ năm trước, tương ứng tăng gần 21%; Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) đạt lợi nhuận trước thuế 2.404 tỉ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước; VPBank đạt lợi nhuận trước thuế 9.397,5 tỉ đồng, tăng 30,5% hay ACB cũng đạt lợi nhuận trước thuế 6.411 tỉ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước…

Nên xem:
Trong đó, thu nhập lãi thuần tăng 9,4%, hoạt động dịch vụ tăng 31,4% và các hoạt động còn lại bao gồm: mua bán ngoại tệ, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, góp vốn/mua cổ phần… tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, biên lãi ròng (NIM) của 21 ngân hàng niêm yết tăng 9,7 điểm cơ bản so với quý 2/2020 lên 0,89%.

Trên thực tế dù lãi suất có giảm ở cả hai chiều nhưng lãi suất cho vay vẫn còn khá cao so với tình hình kinh tế, thực trạng khó khăn và “sức khỏe” của hàng loạt doanh nghiệp hiện nay. Một chuyên gia kinh tế nhận định việc lợi nhuận của nhiều ngân hàng vẫn tăng cho thấy hầu như các nhà băng chưa thật sự chia sẻ khó khăn với nền kinh tế trong năm đại dịch Covid-19!

Tại Hội nghị của ngành ngân hàng hôm 26/2, Thủ tướng cũng cho rằng mặc dù Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng đã rất nỗ lực trong điều chỉnh giảm lãi suất cho vay nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là đối với lãi suất các khoản cho vay cũ, lãi suất trung dài hạn. Nhiều ngân hàng thương mại có lợi nhuận khá lớn, coi lợi nhuận là tối đa.
Nhiều năm qua, bất kể kinh tế thuận lợi hay khó khăn, doanh nghiệp làm ăn được hoặc không thì những con số lợi nhuận hàng ngàn tỷ của khá nhiều ngân hàng vẫn được báo cáo khá đẹp cuối năm! Điều ấy rất tốt cho các ngân hàng nhưng lại là nỗi lo cho nhiều doanh nghiệp và tác động không nhỏ đến cuộc sống của hàng triệu người làm công ăn lương khác. Trên thực tế thì kinh doanh sản xuất thế nào là việc của doanh nghiệp còn trả nợ đúng, đủ và ngân hàng luôn có lợi nhuận cao là chuyện của ngân hàng – nơi luôn lắm “đằng cán” và lợi thế với “kho tiền” của mình.

Có khá nhiều chỉ đạo, biện pháp hay cả yêu cầu trực tiếp buộc ngân hàng phải chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp cũng như người vay vốn nhỏ lẻ nhưng “thấu hiểu” đến đâu và thực tế thế nào còn “tùy hỉ”.
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn khi Covid-19 chưa biến mất này, ngành ngân hàng có nhằm mục tiêu lợi nhuận hay tiếp tục chia sẻ với nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân để hỗ trợ phát triển sản xuất hoàn toàn tùy thuộc vào “đạo đức kinh doanh”. Còn không, có lẽ các cơ quan chức năng mà nhất là Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp mạnh mẽ, phù hợp hơn.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!