• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Đăng ký
Đăng nhập
Góc Nhìn
Win Mart
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Đăng ký

Trang chủ » Nơi tôi sống » Giải mã tên gọi các địa danh ở Sài Gòn không phải ai cũng biết

Giải mã tên gọi các địa danh ở Sài Gòn không phải ai cũng biết

Dạo quanh một vòng Sài Gòn, chắc hẳn ai cũng sẽ gặp những con đường mang tên của những anh hùng dân tộc, những vị vua, những vị danh tướng trong lịch sử hay những danh nhân của nước Việt. Thế nhưng bên cạnh đó có những cái tên như: Đa Kao, Thị Nghè, Chà Và… mà không phải người dân Sài thành nào cũng biết rõ bắt nguồn từ đâu.

Việt Nam Ơi bởi Việt Nam Ơi
01/06/2020
trong Nơi tôi sống, Tiêu điểm
0
0

Đa Kao

Đa Kao là địa giới hành chính thuộc Quận 1, quận trung tâm của Thành phố Hồ Chí Minh. Tên gọi Đa Kao bắt nguồn từ “Đất Hộ” (là đất thuộc một hộ, nay là công viên Lê Văn Tám) mà người Pháp phiên âm và đọc chệch thành Đakao (dùng trong sách báo, văn bản thời Pháp thuộc), được phổ biến từ những năm 50 của thế kỷ XX.

Chia sẻ liên quan:

Có một Saigon người ta gọi cà phê là “cà phe”…

13/01/2022

Ngắm nhìn Sài Gòn thập niên 90 qua ống kính của nhiếp ảnh gia Doi Kuro

10/01/2022

Đa Kao vẫn là cái tên gắn liền với Sài thành hoa lệ, cùng với mảnh đất này “thay da đổi thịt”, hội nhập và phát triển từng ngày…

Đường Đinh Tiên Hoàng – Đakao trong thế kỷ XX – Ảnh: Sưu tầm

Bến Nghé

Theo Trịnh Hoài Đức, Bến Nghé trước đây là bến nước tụ họp cho trâu con uống nước, do một tên rất cũ là Kompong Krabey (bến trâu) đã được Việt hóa từ tiếng Khmer. Trong “Phương Đình dư địa chí” xuất bản năm 1900, Nguyễn Văn Siêu đã giải thích tên gọi Bến Nghé là do tương truyền dòng sông này luôn văng vẳng tiếng kêu gầm như trâu rống của những đàn cá sấu, nên được gọi là “nghé” kết hợp với “bến” trong “bến nước”.

Và dù cách lý giải như thế nào, ta vẫn thấy rõ ràng, nơi này đã từng là một địa bàn tập trung sinh sống của thú rừng, nơi sinh trưởng của cỏ cây trù phú… đặc trưng của vùng sông nước phương Nam.

Bến Nghé, cột cờ Thủ Ngữ – Ảnh: sưu tầm

Thị Nghè

Theo Trịnh Hoài Đức trong “Gia Định thành thông chí” – mục “Trấn Phiên An” – vào năm 1820 thì Thị Nghè là tên gọi dân gian của bà Nguyễn Thị Khánh – người đã có công khai hoang đất và bắc cầu đi lại qua sông cho dân chúng.

Bà Nghè là tên gọi thân mật, kính trọng mà người ta vẫn thường gọi mỗi khi nói về bà, bởi bà là vợ của một người thư ký lúc đương thời và là trưởng nữ của quan Khâm sai Chánh thống Vân Trường Hầu Nguyễn Cửu Vân.

Một góc Thị Nghè vào cuối năm 1968 – Ảnh: Sưu tầm

Bến Thành

Chợ Bến Thành đã có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định (bấy giờ gọi là Thành Quy, còn gọi là thành Bát Quái). Bến này dùng để cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mới có tên gọi là Bến Thành. Từ đó khu chợ cũng có tên là chợ Bến Thành.

Một góc chợ Bến Thành xưa – Ảnh: sưu tầm

Ngã Tư Hàng Xanh

Là nút giao thông lớn ở cửa ngõ phía Đông của TP. HCM, Hàng Xanh là địa danh rất quen thuộc với người Sài Gòn. Vùng Hàng Xanh, bao gồm một phần địa bàn các phường 24, 25 (quận Bình Thạnh), còn có chợ Hàng Xanh, ngã tư Hàng Xanh.

Theo tìm hiểu của tác giả Nguyễn Thanh Lợi (trong Sài Gòn – Đất và Người) qua nhiều tài liệu cũ, địa danh này viết đúng phải là Hàng Sanh. Theo Đại Nam quốc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của, “Sanh” là thứ cây lớn, nhánh có tua, thuộc loại cây da, lá nhỏ. Ngày trước, dọc theo hai bên đường nay là Bạch Đằng có hai hàng cây sanh, dân thường gọi là Hàng Sanh.

Trong phương ngữ Nam, người ta thường lẫn lộn hai âm đầu “s – x” nên có thể kết luận, Hàng Xanh do biến âm từ Hàng Sanh mà ra.

Ngã tư Hàng Xanh thời xưa – Ảnh: sưu tầm

Cầu Bông

Tên gọi cầu Bông có nhiều giả thuyết đặt ra, tuy nhiên theo nghiên cứu thì vào đời Tả quân Lê Văn Duyệt (1789–1832) đã cho xây một vườn hoa gần cầu, người dân quen thuộc gọi là cầu Hoa. Có ý kiến cho rằng, đến thời vua Thiệu Trị thì các địa danh có yếu tố Hoa như cầu Hoa, chợ Đông Hoa đổi thành cầu Bông, chợ Đông Ba do kỵ húy mẹ vua Thiệu Trị (trị vì từ 1841 – 1847) là bà Hồ Thị Hoa nên người ta phải đổi sang gọi cầu Bông. Bởi lẽ, với người Nam, từ bông là cách gọi khác để chỉ hoa cỏ.

Cầu Bông, một phần lịch sử của Sài Gòn thuở sơ khai – Ảnh: sưu tầm

Chà Và

Chà Và là cách người Việt phát âm chữ Java – tên một hòn đảo ở Indonesia. Chà Và dùng để chỉ người đến từ đảo Java, về sau dùng để gọi tất cả những người có màu da ngăm như Chà Bom Bay (Bombay, Ấn Ðộ), Chà Ma Ní (Manila, Philippines).

Thế mới rõ vì sao khu vực cầu Chà Và từng là phố chợ của người gốc Ấn chuyên bán vải lại được gọi thành Chà Và. Ngoài ra, ở đầu cầu Chà Và về phía Quận 8 có rạp hát Phi Long nổi tiếng, thường xuyên chiếu phim Ấn Độ phục vụ cư dân quanh vùng.

Cầu Chà Và thuở xưa – Ảnh: sưu tầm

Thủ Thiêm

Trước đây, “thủ” là từ gọi tắt của “thủ ngữ”, chức vụ trưởng một thủ, có nhiệm vụ giữ an ninh và thu thuế. Vì khá phổ biến thời trước nên “thủ” đã đi vào một số địa danh hiện nay như Thủ Đức, Thủ Thiêm, Thủ Ngữ (Sài Gòn), Thủ Thừa (Long An) hay Thủ Dầu Một (Bình Dương).

Đức, Thiêm, Ngữ, Thừa được cho là tên những viên chức được cử đến cai quản các thủ này và vì giữ chức vụ khá lâu nên tên của họ đã được người dân gắn liền với địa danh.

Nhắc đến tên gọi Thủ Thiêm ở thành phố Hồ Chí Minh, đó không chỉ là một phường hành chính của Quận 2 mà còn là gắn liền với khu đô thị mới, đường hầm vượt sông Sài Gòn hay những trường học, khu chợ…

Quận 1, quận 4 và Thủ Thiêm (quận 2) ngày trước – Ảnh: Sưu tầm

Trôi theo dòng thời gian, những tên gọi ấy là linh hồn của Sài Gòn xưa và cũng là một bộ phận địa giới hành chính không thể tách rời của thành phố Hồ Chí Minh. Những tên gọi này gợi nhớ về những năm tháng xưa cũ, in đậm dấu ấn lịch sử nối liền với hiện tại của mảnh đất Sài thành ngày nay.

nguồn: Sưu tầm – Tổng hợp


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Chủ đề: Địa danh ở Sài Gònđường phố Sài GònGiải mã tên gọiKhám phá Sài GònNguồn gốc tên gọiSài GònSài Gòn xưa
Chia sẻ30
Việt Nam Ơi

Việt Nam Ơi

Các chia sẻ khác:

Ngân hàng Việt đầu tiên triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer

bởi Khánh Linh
23/03/2023
0

Xu hướng ứng dụng điện toán đám mây (Cloud computing) đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong các doanh...

Khi bạn nhận ra và chấp nhận cái chết của mình ở tuổi 26

bởi Kỳ Hoa
23/03/2023
0

Mấy hôm nay thấy mọi thứ xung quanh mình từ các mối quan hệ, công việc... đều bất ổn. Chợt...

Tạo đà tăng trưởng kinh tế địa phương, ngân hàng liên tục mở rộng mạng lưới

bởi Khánh Linh
22/03/2023
0

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hoạt động bán lẻ là một trong những chiến lược được ngân hàng...

Mình sẽ vất vả đến bao giờ?

bởi Kỳ Hoa
20/03/2023
0

Ngày mới đi làm báo, mình được sếp giao một ngày viết 2 bài, nhưng vì chẳng có nghiệp vụ...

Ngân hàng phát triển bền vững thông qua đa dạng hệ sinh thái số

bởi Khánh Linh
16/03/2023
0

Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng được đánh giá đi đầu trong quá trình...

2 kiểu tình yêu trong nhạc tlinh 

bởi Kỳ Hoa
15/03/2023
0

- Yêu say đắm: Đi tìm một nửa duy nhất của đời mình, khao khát và mê say đối phương ...

Rủi ro khi làm F&B trong các Trung tâm thương mại

bởi Kỳ Hoa
14/03/2023
0

Thời gian hạn chế: Các TTTM mở cửa từ 9:00 (9:30)-22:00 (21:30 là ngưng nhận khách rồi), trong khi đó...

Ngân hàng nào phát triển tài chính bền vững tốt nhất Việt Nam?

bởi Khánh Linh
13/03/2023
0

Cụ thể, HDBank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận Giải thưởng The Asset Triple A Awards -...

Khách hàng ở Đồng Nai trúng xe hơi Peugeot cùng HDBank

bởi Khánh Linh
09/03/2023
0

Tại Lễ trao giải diễn ra tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai sáng ngày 07/3/2023, chị Mai Dung (TP. Biên...

Đám tang Vũ Linh và sự vô văn hoá của người đời lên ngôi

bởi Khánh Linh
09/03/2023
0

Nghệ sĩ Vũ Linh cũng đã về với cát bụi. Một đời người với bao vinh quang và cả những...

Viết bình luận

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Địa chỉ:
80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 05/11/2019.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập