Các diễn giả đã thảo luận về những tác động, thách thức và lựa chọn chính sách để hiện thực hóa mục tiêu đưa TP. HCM trở thành trung tâm tài chính tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đây cũng là cơ hội để các nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách trao đổi về những điều kiện cần thiết, từ cải cách pháp lý, nâng cấp hạ tầng công nghệ đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.
Diễn giả trao đổi tại Diễn đàn “Các thị trường vốn quốc tế và những lựa chọn chính sách của nền kinh tế mới nổi”.
Phát triển TP. HCM thành trung tâm tài chính quốc tế đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Điều này đặc biệt ý nghĩa trong bối cảnh cả nước đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025, góp phần tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng GDP hai con số. Tuy nhiên, đây là mục tiêu đầy tham vọng và thách thức. Dù có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, lịch sử phát triển và vai trò là trung tâm kinh tế quan trọng nhất của cả nước, TP. HCM vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các thành phố khác trong khu vực như Bangkok, Manila hay Kuala Lumpur.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, không chỉ riêng Thành phố mà cả nước cũng cần có những cải cách sâu rộng để hội nhập sâu hơn vào hệ thống tài chính quốc tế. Điều đó bao gồm những thay đổi căn bản về hệ thống pháp lý, hạ tầng công nghệ và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của một trung tâm tài chính mang tầm vóc khu vực và quốc tế.
Theo đó, tại Hội thảo, đại diện Nam A Bank cùng các diễn giả đã tập trung thảo luận, trao đổi những kết quả nghiên cứu mới nhất về hội nhập tài chính và thị trường vốn quốc tế, các bài học thực tiễn từ Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi khác. ..
Trình bày tại Hội thảo về chủ đề Chiến lược của ngân hàng thương mại để tận dụng những cơ hội mới khi TP. HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế, ông Võ Hoàng Hải – Phó Tổng Giám đốc Nam A Bank nhấn mạnh: “Trung tâm tài chính quốc tế không chỉ là nơi hội tụ dòng vốn chất lượng mà còn đóng vai trò chiến lược trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển công nghệ cao, nâng cao năng lực quản trị và gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Để nắm bắt thời cơ khi TP.HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế, Nam A Bank đã chủ động triển khai các chuẩn mực quốc tế như: Chuẩn mực tài chính (báo cáo tài chính quốc tế IFRS), ESG, phát hành báo cáo phát triển bền vững, triển khai chuẩn mực rủi ro Basel III, Basel II nâng cao…”.
Ông Võ Hoàng Hải – Phó Tổng Giám đốc Nam A Bank chia sẻ tại Diễn đàn
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng về các chuẩn mực quốc tế sẽ là tiền đề quan trọng để các ngân hàng TMCP nói chung và Nam A Bank nói riêng thu hút nguồn vốn từ các định chế tài chính nước ngoài, thực thi thành công các chiến lược đã đề ra.
Những năm qua, Nam A Bank tập trung thực thi chiến lược trọng tâm “chuyển đổi số và chuyển đổi xanh” nhằm phát triển bền vững. Đây là Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam ký kết hợp tác cùng Quỹ hợp tác khí hậu toàn cầu (Global Climate Partnership Funds – GCPF) triển khai chương trình “Tín dụng xanh” nhằm dành nguồn vốn ưu đãi tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng, phương án sản xuất kinh doanh thân thiện với môi trường và xã hội. Nam A Bank đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Quản lý quỹ ResponsAbility (Thụy Sĩ) nhằm thúc đẩy phát triển bền vững và tín dụng xanh tại Việt Nam. Ngân hàng cũng tập trung đa dạng các nguồn vốn quốc tế nhằm chuẩn bị tốt cho quá trình chuyển đổi