Bộ này đề nghị chú ý đặc biệt đến các dự án bất động sản cao cấp, các dự án khu du lịch nghỉ dưỡng, biệt thự, căn hộ cao cấp nhằm đảm bảo cân đối cung – cầu tránh để tình trạng dư thừa tồn kho.
Bộ Xây dựng cho biết “Nhu cầu nhà ở của người dân thuộc phân khúc trung, cao cấp (giá từ 25 triệu đ/m2 trở lên) chỉ chiếm khoảng từ 20% – 30% thị trường tùy từng địa phương, đô thị cụ thể và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn. Trong khi đó, nhu cầu phân khúc nhà ở bình dân, giá thấp (dưới 25 triệu đ/m2) chiếm đến 70% – 80% thị trường nhưng nguồn cung hiện nay lại đang thiếu”.

Theo Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 4.438 dự án khu đô thị và dự án nhà ở, tổng vốn đầu tư khoảng 4,8 triệu tỷ đồng, trong đó giá trị tồn kho bất động sản khoảng 104.000 tỷ đồng. Lượng hàng tồn kho bất động sản chủ yếu là căn hộ cao cấp, condotel (căn hộ du lịch)… Quả là một con số khủng khiếp và quá lớn so với nhu cầu thị trường đang suy giảm nặng nề vì đại dịch Covid-19.
Kể cả trước dịch thì những con số bội thực trên cũng đang làm nhiều người ám ảnh về một đợt khủng hoảng của thị trường bất động sản. Nếu cứ tiếp tục cấp phép dễ dãi và để các chủ đầu tư bung hàng liên tiếp với phân khúc cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng thì “bong bóng” bất động sản sẽ hiện hữu ngày càng rõ ràng hơn.

Tuy nhiên “lệnh” siết này lại đang được các chủ đầu tư những dự án đã có phép vui mừng vì họ sẽ “loại” được được một số đối thủ đáng kể. Bên cạnh đó thì khi nguồn cung bớt đi, giá có thể chững lại hoặc không giảm mạnh như lo ngại.
Nhiều dự án đắc địa, giá tốt còn hy vọng có thể bán hàng nhanh hơn, thậm chí tăng giá. Nhiều ngân hàng cũng đỡ lo hơn khi khối tín dụng đổ vào thị trường bất động sản dễ thu hồi vốn hơn nếu các dự án mới không ra đời quá nhiều.

Một người buồn nhưng có lẽ nhiều người sẽ vui nếu yêu cầu trên của Bộ Xây dựng sẽ được thực hiện nghiêm túc. Đa số các dự án cao cấp, nghỉ dưỡng thường là dân đầu tư thứ cấp nhảy vào, mua đi bán lại hoặc cho thuê kiếm thêm, người có nhu cầu thật khá ít nên việc hạn chế thị trường này được ủng hộ nhiều hơn là phản đối.
Giờ đây thì ngay cả những người đang sở hữu những bất động sản cao cấp cũng đỡ lo hơn khi cạnh tranh giảm dần. Chỉ khi nào hàng tồn kho được giải phóng, cầu ít ra cũng ngang bằng hoặc lớn hơn cung thì thị trường bất động sản cao cấp mới bớt lao đao, lận đận và ngốn tiền.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!