Theo đó, thanh niên đó là anh Quang, ngụ Phú Nhuận, TPHCM. Anh Quang đã đi bộ khoảng 15km mới đến nơi và nhận được 1,5kg gạo thơm Thái từ “ATM gạo” cùng 1 hộp khẩu trang, để mang về tặng lại cho một người khuyết tật từng là hàng xóm của anh.
Việc làm này của anh Quang khiến nhiều người không khỏi bất ngờ và cho rằng hành động này là… “bất thường”.

Anh Quang cho biết, thời gian qua dịch bệnh khiến không ít người lâm vào tình cảnh khó khăn. Hơn nữa, trong những ngày giãn cách xã hội cũng có nhiều người cảm thấy bức bách do không gian sinh hoạt có phần bị gò bó, nên dễ nảy sinh những suy nghĩ không tích cực.
Do đó, thông qua việc làm này, anh Quang mong muốn mọi người hãy siêng năng tập luyện thể dục để nâng cao sức khỏe và luôn suy nghĩ tích cực để vượt qua những thử thách trong cuộc sống.
Đối với anh Quang, việc đi bộ hàng chục cây số chỉ để nhận về 1,5kg cũng là một thử thách mà anh tự đặt ra với chính mình để cố gắng vượt qua.
Không những vậy, hành động này còn nhằm mục đích thể hiện sự ủng hộ đối với nghĩa cử cao đẹp của ông Võ Quốc Bình. Bởi lẽ, giữa đại dịch covid-19, doanh nghiệp ông Bình cũng đối diện với nhiều khó khăn. Mặc dù vậy, ông Bình vẫn sẵn sàng gạt bỏ đi bao bộn bề, lo toan trong cuộc sống để tiến hành sản xuất “ATM gạo”, cũng như tự mua gạo về phát hỗ trợ những người nghèo khó.
Nói về máy phát gạo tự động của mình, ông Bình cũng cho hay, “ATM gạo” phát mỗi suất khoảng từ 1.5kg gạo thơm Thái/lần/người, trong thời gian 5 giây. Nhờ được sản xuất từ những vật tư vật liệu cao cấp và công nghệ hiện đại, nên gạo phát ra tuyệt đối an toàn cho người sử dụng và không độc hại.

Cụ thể, từ bồn chứa gạo cho đến thân máy đều làm bằng nhôm định hình chất lượng cao và inox 304 chuẩn ISO 9001.
Đồng thời, do máy không có vật liệu sắt (do sắt có thể rỉ sét hoặc sơn bề mặt có thể sinh ra chất độc hại như một số máy trên thị trường) nên không lo vấn đề vệ sinh an toàn khi tiếp xúc với hạt gạo.
Bên cạnh đó, trước khi được đến máy ATM để nhận gạo, người nhận còn phải đeo khẩu trang, xếp hàng, đứng cách nhau 2m theo ô đã đánh dấu và phải đi qua buồng khử khuẩn toàn thân… nên có thể hạn chế được việc lây nhiễm covid-19.

“Trước khi sản xuất “ATM gạo” tôi đã chế tạo Buồng khử khuẩn KICOVI-20. Nước khử khuẩn cũng đã được giám định tại Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng với kết quả giám định là có thể tiêu diệt 99,99% vi khuẩn. Ngoài ra, “ATM gạo” cũng nhấn nút nhận gạo bằng chân nên không lo lây nhiễm covid-19 khi lấy gạo. Do đó, bà con có thể an tâm đến nhận gạo và khẩu trang”, ông Bình nói.
Nhận thấy việc làm của ông Bình có nhiều ý nghĩa thiết thực, những ngày qua nhiều mạnh thường quân đã đóng góp cho ông Bình được thêm 2,8 tấn gạo, để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Trong đó, Nhà báo Chính Kỳ (báo Nhà báo & Công luận) cũng đã đóng góp 1 tấn gạo.

Hiện tại, số gạo mà ông Bình dự trữ đã hơn 10 tấn và sẽ tiếp tục phát mỗi ngày trong các khung thời gian từ 9 giờ – 11 giờ sáng, từ 15 giờ 30 đến 19 giờ tối.
Vì vậy, ông mong muốn bà con khó khăn ở TPHCM hãy đến nhận gạo để bớt gánh nặng “cơm áo gạo tiền” và tiếp tục thực hiện tốt việc giãn cách xã hội nhằm góp phần giúp công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao.
Bài viết thể hiện Góc Nhìn của nhà báo Nguyễn Thanh Vĩnh
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!