Đường ra cho xuất khẩu gạo
Gạo có lẽ là một trong số ít các mặt hàng không bị tác động nhiều bởi dịch Covid -19 khi cả giá trị và sản lượng xuất khẩu đều tăng đáng kể so với cùng kì 2019.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục thống kê cho biết tháng 2/2020, kim ngạch xuất khẩu gạo của nước ta đạt 372 triệu USD, tăng 20.5 % về giá trị và sản lượng tăng 15% so với cùng kì năm ngoái.
Điều này được xem là điều đáng mừng của thị trường nông nghiệp Việt Nam trong khi các mặt hàng nông sản khác đang loay hoay tìm đường xuất khẩu.

Giá gạo xuất khẩu ổn định, điều này hỗ trợ rất lớn cho người dân các vùng trồng lúa, giúp họ bớt hoang mang và tiếp tục sản xuất.

Bên cạnh đó, Việt Nam cần có thêm nhiều chính sách hỗ trợ người dân sản xuất nông nghiệp và đa dạng thị trường xuất khẩu gạo để hạn chế tình trạng tồn kho, đồng thời, đáp ứng đủ nhu cầu gạo cho tiêu dùng trong nước.
Đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho người dân
Với sức sản xuất rất lớn như hiện nay, cho dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19 hay bất cứ tình huống nào đi chăng nữa, ngành nông nghiệp vẫn đảm bảo cung cấp, người tiêu dùng không lo thiếu lương thực thực phẩm.
Các chuyên gia nông nghiệp nhận định việc sản xuất nông nghiệp hiện nay diễn ra trong điều kiện khó về thị trường tiêu thụ lẫn thời tiết, nhưng qua hai tháng đầu năm, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ ở mức tăng trưởng cao với “năng lực sản xuất lớn chưa từng có”.

Dự báo ngành chăn nuôi sẽ là điểm sáng, cứu cánh cho toàn ngành, giá thịt lợn trong thời gian qua đã giảm, nên nên nhu cầu cho mặc hàng này tăng cao, thúc đẩy tiêu dùng thịt lợn.

Nguồn cung thực phẩm luôn đầy đủ, đáp ứng mọi tình huống xảy ra, sức mua vẫn giữ ở mức ổn định.
Do đại dịch nên số lượng công dân Việt Nam từ nước ngoài về tránh dịch khá đông, điều này góp phần gia tăng sức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời, người dân và chiến sĩ không ngừng tăng gia sản xuất, đảm bảo nguồn cung lương thực không bị thiếu.
Nông sản xuất khẩu tồn kho, “tìm đường” vào các siêu thị, cửa hàng tiện lợi
Các thị trường xuất khẩu nông sản của Việt Nam dường như đóng băng vì đại dịch, không ít các cuộc giải cứu nông sản đã diễn ra thời gian qua, điều này gây thiệt hại rất lớn cho người dân.
Tìm đường vào các siêu thị, cửa hành tiện lợi, các chợ lớn, hay bán đổ bán tháo là cứu cánh duy nhất lúc này cho người dân và các mặt hàng nông sản.

Với sức mua lớn tại các thành phố đông dân như Hà Nội, TP.HCM, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, rau củ quả, đây là tín hiệu rất đáng mừng.
Cùng với nỗi lo “cung không đủ cầu”, người dân tích cực lo xa, điều này cũng thúc đẩy lượng nông sản tiêu thụ và góp phần giảm thiệt hại cho người dân.
Nền nông nghiệp nước ta cần làm gì sau khi đại dịch kết thúc?
Trước mắt, Chính phủ nên có các chính sách hỗ trợ người dân để họ vững tin tiếp tục tăng gia sản xuất.
Tích cực tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới, không chỉ riêng gạo mà cả những mặt hàng nông sản khác.
Đặc biệt, không lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc để tránh tình trạng hi hữu xảy ra trong những tháng đầu của đại dịch.
Ngành nông nghiệp, thực phẩm cần chọn lọc những mặt hàng chất lượng làm thương hiệu, gia tăng giá trị cung ứng thị trường, thay vì xuất khẩu đại trà như hiện nay.
Nâng cao chất lượng sản phẩm để tiếp cận các thị trường khó tính.
Đa dạng hoá các mặt hàng nông sản cả về số lượng và chất lượng.
“Sau cơn mưa trời lại sáng”. Dịch bệnh rồi sẽ nhanh chóng đẩy lùi, chúng ta lại sẽ tất bật với cuộc sống thường nhật. Mong rằng không chỉ riêng nền nông nghiệp mà toàn bộ nền kinh tế Việt Nam sẽ vượt qua khó khăn và khởi sắc hơn trong thời gian tới.
Bài viết thể hiện Góc Nhìn của Nguyễn Ngọc Phương (Đà Nẵng)
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!