Chứng ta đã trải qua những tháng đầu năm mới chưa từng có trong cuộc đời. Thảm họa đại dịch bất ngờ đã cướp đi bao sinh mạng con người, cùng với nó là thảm họa kinh tế làm gục đổ các gã khổng lồ và đe dọa nền kinh tế của các các nước được xem là hùng mạnh nhất.
Trước thảm họa một cá nhân, một doanh nghiệp (DN) sẽ khó mà đứng vững nhưng nếu chúng ta cộng lực lại chúng ta có thể làm nên những điều tuyệt vời. Người Việt Nam không phải là thân ai nấy lo như người khác thường đánh giá mà chúng ta càng kiên cường và gắn kết hơn trong khó khăn và không thể gục ngã được.
Việt Nam đang được quốc tế đánh giá cao về khả năng ứng phó và kiểm soát dịch bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Hơn bao giờ hết niềm tin và hy vọng của người dân vào sự điều hành chính phủ và hệ thống y tế nước nhà sẽ chiến thắng đại dịch Covid 19 trong thời gian không xa.
Cùng với mặt trận chống dịch, mặt trận chống suy thoái kinh tế cũng không kém phần cấp bách, một trận chiến mang tính sống còn nếu chúng ta không nhanh nhạy, không cộng lực lại với nhau thì hệ lụy của nó về một nguy cơ phá sản, suy thoái kinh tế sẽ rất nặng nề và kéo dài rất lâu về sau.
Doanh nghiệp Việt Nam đa số là DN vừa và nhỏ, nguồn lực không đủ lớn để dự phòng trong các tình huống khủng hoảng kéo dài dễ dẫn đến suy kiệt và đóng cửa nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài. Trong thời buổi kinh tế mở, sự phụ thuộc lẫn nhau trong chuỗi cung ứng toàn cầu là rất lớn.
Chúng ta cần các nhóm giải pháp cấp thiết trong ngắn hạn lẫn dài hạn để các DN có thể tương trợ lẫn nhau, cùng nhau giảm thiểu tối đa thiệt hại về kinh tế và còn được nguồn lực để có phục hồi và tăng trưởng khi dịch bệnh qua đi.
Nếu bây giờ không chuẩn bị kỹ các kịch bản và giải pháp sẽ không khác gì việc sớm buông tay và đầu hàng mặc số phận đưa đẩy thay vào đó là nắm bắt cơ hội và tăng tốc.
Giải pháp vượt khó chính là nguồn năng lượng tiếp sức cho các DN vượt qua giai đoạn hiểm nghèo này. Một DN không đủ sức để vượt qua nhưng nếu chúng ta cùng kết nối lại và đưa ra các nhóm giải pháp để tương trợ lẫn nhau thì sẽ có hy vọng phục hồi cao sau khủng hoảng.
Trong thực tế cũng không ít DN, ngành nghề đã chủ động cùng nhau liên kết lại để tìm giải pháp như các hãng máy bay áp dụng giảm giá mạnh kết hợp với các chuỗi khách sạn nghỉ dưỡng cung cấp các gói ưu đãi cho khách hàng.
Các chủ mặt bằng thương mại chủ động giảm giá tiền thuê cho khách thuê khi các mặt bằng thương mại trống vắng người qua lại… Còn nhiều và rất nhiều các giải pháp khác mà một khi được kích hoạt đồng bộ, toàn diện, cùng nhau chia sẻ sẽ mang lại sự hỗ trợ rất lớn cho các DN và ngành nghề liên quan.
Hãy cùng nhau kết nối và sử dụng nguồn lực của riêng mình để tạo nên sức mạnh tổng hợp cùng nhau vượt khó thành công. Chúng tôi cần sự trợ giúp của các bạn cho các nhóm giải pháp cho các lĩnh vực sau:
1. Nông nghiệp, thực phẩm
2. Du lịch, nghĩ dưỡng
3. Giao thông vận tải
4. Thương mại, dịch vụ
5. Bất động sản
6. Tài chính, ngân hàng
……
Danh sách vẫn còn dài vì tác động dịch bệnh đến hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Chúng tôi cần các đánh giá tổng quan mức độ tác động và các gói giải pháp liên ngành từ tổng thể đến chi tiết.
Hãy giúp chúng tôi kết nối đến các chuyên gia, các nhà nghiên cứu kinh tế, các hiệp hội ngành nghề, các nhà quản trị tài ba, các chủ doanh nghiệp, các lãnh đạo có tâm huyết … để cùng nhau giải quyết bài toán rất lớn này.
Chỉ cần bắt đầu với những đầu mục đơn giản nhất:
* Các bài phân tích đánh giá tác động lớn nhất đến lĩnh vực bạn quan tâm và am hiểu.
* Các giải pháp đề xuất quan trọng để tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực mà bạn mong muốn đóng góp.
* Doanh nghiệp bạn đang gặp phải vấn đề gì và vướng mắc nào cần tham vấn, hỗ trợ.
* Bạn có sẵn lòng tham gia nhóm chuyên gia tư vấn miễn phí cho DN vượt khó?
Chúng tôi sẽ tổng hợp các ý kiến đóng góp, làm việc với các hiệp hội ngành nghề, kết nối với các DN, các chuyên gia cùng đề xuất các giải pháp tương trợ lẫn nhau và kiến nghị các cơ quan ban ngành đồng hành, hỗ trợ cùng DN.
Chúng tôi cần sự lan tỏa thông điệp mạnh mẽ và sự chung tay của cộng đồng vì sự phồn thịnh của đất nước và cuộc sống ấm no của mỗi gia đình.
Bài viết thể hiện Góc Nhìn của chị Nguyễn Thị Thanh Hương, CEO Đại Phúc Land
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!