Thực hiện theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đóng cửa một số nhà hàng, quán ăn, hạn chế tụ tập đông người, một số cơ sở kinh doanh, chủ quán ăn đã phải chuyển đổi ngành nghề khác để tồn tại.
Nhiều người giờ không trụ nổi vì khó khăn chung, chi phí mặt bằng, nguyên liệu, quản lí, nhân sự… đa phần mở ra rất hoành tráng nhưng rồi phải chấp nhận dẹp tiệm, cắt lỗ, thậm chí phá sản.

Hệ luỵ của vấn đề này là nhiều nhân viên bị thất nghiệp, giảm giờ làm, hưởng 1/2 lương hoặc không lương.
Thua lỗ lúc này là điều không thể tránh khỏi đối với không ít các chủ doanh nghiệp. Bởi trước tình hình khó khăn như hiện nay, họ không còn cách nào khác là phải chấp nhận thực tế “đáng buồn” này. Không chỉ nhóm ngành kinh doanh, các nhóm ngành dịch vụ, nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Họ tìm cách sống bằng việc bán hàng online, hàng xách tay… Đây được xem là một động thái “cứu cánh” cho các chủ kinh doanh lúc này, bởi trước việc “ngại tiếp xúc” của người dân thì mua bán online dễ dàng trụ vững được. Mua bán online giúp chúng ta hạn chế tiếp xúc, giữ được an toàn cho bản thân và người khác.

Không chỉ đồ ăn, thức uống mà cả những loại hàng hoá khác cũng mua online được, vừa qua Grab tung ra dịch vụ “đi chợ hộ” mùa dịch, khiến các bà nội trợ vô cùng thích thú.
Không chỉ các hàng quán sang trọng mà ngay cả các quán vỉa hè cũng đồng cảnh ngộ. Các quán sang trọng đóng cửa lúc này là hợp lí, bởi nơi đây tập trung rất nhiều người, gây nên nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh.
Các quán nhỏ lẻ cũng “dẹp tiệm” bởi vắng khách và tâm lí ngại đám đông, nên thay vì ra tiệm ăn cơm hộp thì nhiều người chấp nhận ở nhà ăn mì gói.
Chỉ trừ một số siêu thị cung ứng thực phẩm như Big C, Vinmart… vẫn mở cửa . Mặc dù nhu cầu mua nhu yếu phẩm tuy không mạnh nhưng vẫn ổn định, một số mặt hàng cháy hàng do nhu cầu tích trữ của người dân.

Một số nhà hàng hàng chấp nhận “ngủ đông” lúc này, dù không muốn lắm nhưng vẫn phải chấp nhận vì sự an toàn của bản thân và xã hội.
Trước tình cảnh này, Chính phủ cũng đã đưa ra một số biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp, các chủ kinh doanh như: giảm thuế, xoá thuế, tung gói hỗ trợ… những biện pháp này mang tính tạm thời, cứu cho doanh nghiệp một phần rủi ro trên bờ vực phá sản.
Thiết nghĩ, mùa Covid này ai cũng gặp khó khăn, nhất là các chủ doanh nghiệp đầu tư lớn, “bỏ ra nhiều những không thu lại bao nhiêu”, thậm chí trắng tay. Nhưng vì mục tiêu chung của nhà nước, mau chóng đẩy lùi dịch bệnh thì nhiều cơ sở kinh doanh đành phải ngậm ngùi chấp nhận.
Chống dịch kiểu này thấy tội cho các chủ doanh nghiệp, dịch bệnh kết thúc thì họ không biết có đủ vốn để tiếp tục kinh doanh hay không, hay là đổi nghề luôn để duy trì cuộc sống.
Bài viết thể hiện Góc Nhìn của Toàn Thắng (Đà Nẵng)
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!