• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Đăng ký
Đăng nhập
Góc Nhìn
Win Mart
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Đăng ký

Trang chủ » Điểm tôi đến » Ký sự Ấn Độ hoang dã và huyền bí: Taij Mahal – Biểu tượng tình yêu vĩnh cửu

Ký sự Ấn Độ hoang dã và huyền bí: Taij Mahal – Biểu tượng tình yêu vĩnh cửu

Trên cung đường từ Jaipur về Agre vẫn còn đó những làng quê nghèo khó, bức tranh hoang dã, hỗn độn, huyền bí vẫn xoay vòng theo bánh xe thời gian nhưng dường như đó chỉ là những gì dành cho "phần xác" của xã hội này.

anhbasaigon bởi anhbasaigon
12/03/2020
trong Điểm tôi đến, Tiêu điểm
0
0

Còn “phần hồn” phía trong những ngôi đền như Taj Mahal, thành cổ Fatehpur Sikri hay pháo đài đỏ Agra…con người sống cho những vị thần, đức tin của họ với tất cả những gì đẹp nhất, hoàn hảo nhất và tôn kính nhất ở sứ sở thần linh này.

Safari trong phố…

Chia sẻ liên quan:

Manhattan New York – bức tranh sống động đầy màu sắc

15/02/2023

Du khách thích thú nhìn ngắm khinh khí tỏa sáng, lung linh theo điệu nhạc

26/03/2022

Khi đặt bút viết review về những dòng chia sẻ này, tôi chỉ muốn nói rằng: Ấn Độ nói chung và New Dehli nói riêng có rất nhiều điều khiến bạn… shock! Chính vì vậy, cách tốt nhất là hãy từ bỏ ngay mọi sự so sánh hình ảnh của xứ sở thần linh này với những nơi xa hoa mà bạn từng đặt chân đến.

Không phải du khách nước ngoài nào lần đầu đến đây cũng dễ dàng “tiêu hoá” ngay hình ảnh những đàn gia súc từ bò, dê, lợn cho đến lạc đà, voi, ngựa, chó đi lại đầy trên đường trông giống như Safari giữa lòng thành phố!

Ngày đầu tiên từ Jaipur đến Agra, chúng tôi shock toàn tập, đi từ kinh ngạc này đến ngạc nhiên khác khi tận mắt chứng kiến từng đàn gia xúc đi lang thang giữa phố, cảnh nhà vệ sinh lộ thiên trong phố, rồi nhìn thấy người dân tắm giặt trên dòng nước thánh ở dòng sông huyền thoại Gianma.

Không thể phủ nhận rằng Ấn Độ là điểm đến không dành cho những nữ du khách độc hành thích du lịch hưởng thụ và shopping. Các vụ xâm hại tình dục hay bạo hành từng bị truyền thông lên án không thể khẳng định rằng tất cả đàn ông ở đây đều bạo hành phụ nữ hay mọi người phụ nữ trên đất nước này đều là nạn nhân của nạn bạo hành, quấy rối hay hiếp dâm…

Chúng tôi cũng tự trấn án mình không nên so sánh bất cứ điều gì với những nơi du lịch tận hưởng mà mình đã đi qua. Bởi nếu cứ mải để ý mọi thứ dựa trên tiêu chuẩn vệ sinh cá nhân thì có lẽ sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều thú vị huyền bí về văn hóa của miền đất thần linh này.

Trên đường đến thành phố cổ Agra, chúng tôi ghé thăm thành cổ Fatehpur Sikri hay còn gọi bằng một cái tên khác là Victory. Thú thật. Đi du lịch ngay mùa dịch Covid tuy hơi lo lắng nhưng đổi lại không chịu cảnh đông đúc chen lấn như ngày thường. Đến các điểm du lịch hay trên các phương tiện công cộng, chúng tôi luôn bị các đoàn khách đến từ Châu Âu né tránh vì sợ lay nhiễm con virus Covid-19!

Khi chúng tôi lên xe bus để vào thành cổ thì bị một đoàn khách đến từ xứ sở Hoa Hồng từ chối vì tưởng chúng tôi là người Trung Quốc. Sau khi giới thiệu mình đến từ Việt Nam, họ mới thay đổi thái độ thân thiện. Trong suốt hành trình trên đất nước Ấn Độ ngay trong những ngày cao điểm đại dịch Covid nên đi đâu chúng tôi cũng nhận được câu hỏi: Are you from China?

Qua sự hướng dẫn nhiệt tình của anh chàng hướng dẫn viên địa phương, chúng tôi hiểu phần nào khởi nguồn của đế quốc Mughal qua công trình thành cổ Fatehpur Sikri. Trong thành có những ngôi đền và tượng đài lớn được xây dựng rất quy mô, hoành tráng và có kiến trúc phức tạp. Tất cả các công trình trong thành cổ dù lớn hay nhỏ đều có một lối kiến trúc thống nhất.

Trong thành cổ Fatehpur Sikri có một nhà thờ Hồi Giáo lớn đó là nhà thờ Jama Masjid – đây là nhờ thờ Hồi giáo lớn nhất của Ấn Độ. Phần lớn các di tích ở đây được xây dựng bằng đá sa thạch đỏ, điều này không chỉ làm cho các kiến trúc có vẻ đồng nhất mà còn tạo nên sự lộng lẫy và hoành tráng nói chung cho cảnh quanh toàn bộ thành Fatehpur Sikri. Lối kiến trúc chung của thành Fatehpur Sikri được lấy ý tưởng từ kiến trúc của Ấn Độ, Ba Tư, Hồi giáo.

Thành cổ Fatehpur Sikri không tồn tại lâu dài như những tòa thành khác ở Ấn Độ, nhưng trong khoảng thời gian tồn tại ngắn ngủi của mình thành cổ đã để lại những công trình kiến trúc tuyệt đẹp ghi nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử. Công trình này được Unesco công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1986, cho đến nay thành Fatehpur Sikri vẫn tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với khách du lịch.

Trước khi đi Ấn Độ chúng tôi cũng tìm hiểu thông tin khi mua sắm sẽ luôn bị “hét” mức giá đắt gấp đôi, thậm chí cao hơn gấp nhiều lần từ những người bán hàng rong. Trăm nghe không bằng một thấy. Đến đây tôi mới thật sự cảm nhận được lời cảnh báo về nạn chèo kéo du khách, chuyện nói thách siêu hạng của những người bán hàng rong khủng khiếp đến thế!

Mặc dù được tài xế dặn trước, chúng tôi đã cảnh giác nhưng một thành viên trong đoàn cũng sập bẫy một anh chàng bán hàng rong đeo bám đến tận xe để ép mua cho bằng được một món đồ lưu niệm. Còn chuyện “hét” giả trên trời thì không phải bàn. Một con voi bằng đá giá 3000-5000 rupee chúng tôi mua trong khu thành cổ giá 1.500 rupee nhưng khi cậu bán hàng rong theo ra đến xe chỉ bán giá 200 rupee!

Các thành viên trong đoàn đã xác định trải nghiệm và khám phá xử sở thành linh nên những lời chia sẻ hay cảnh báo chỉ mang tính tham khảo. Không quá tập trung vào việc món đồ mình muốn mua có giá thực sự là bao nhiêu mà chỉ cần xét xem món đồ đó có chạm được cảm xúc và giá món đồ đã như ý chúng ta chưa.

Mặc cả là cả một kỹ năng bởi cho dù người bán nói 3.000 hay 5.000 rupee cũng không quan trọng bởi bạn có thể chỉ trả vài trăm rupee, sau đó tăng lên một chút, nhưng hiếm khi vượt quá mức giá một nửa! Thậm chí khi bạn bỏ đi, người bán hàng sẽ gọi bạn quay lại và bán với mức giá đó!

Taij Mahal – biểu tượng tình yêu vĩnh cửu

Khởi hành đến thành phố cổ Agra bên dòng sông huyền thoại Gianma, điểm tham quan được chúng tôi trông đợi nhất trong suốt hành trình là đền Taj Mahal – một biểu tượng của tình yêu, đồng thời cũng là biểu tượng của ngành du lịch Ấn Độ. Taj Mahal là di sản văn hóa nổi tiếng mang phong cách Hồi giáo độc đáo được Vua Shah Jahan cho xây bằng đá cẩm thạch trắng trong vòng 20 năm để tưởng nhớ đến người vợ quá cố.

Lăng mộ này không chỉ là điểm đến nổi tiếng nhất Ấn Độ nhờ kiến trúc, mà còn bởi câu chuyện tình yêu lãng mạn, thủy chung phía sau. Người vợ thứ ba là hoàng hậu Mumtaz Mahal đã qua đời khi sinh con vào năm 1631 ở Burhanpur. Quá đau buồn trước cái chết của người vợ yêu quý, nhà vua Shah Jahan đã xây cho bà một lăng mộ để tưởng niệm tình yêu của họ tại thành phố Agra.

Taj Mahal là hình dung của vua Shah Jahan về nơi ở của hoàng hậu Mumtaz trên thiên đường. Thiên đường chưa ai tới nhưng Taj Mahal chắc chắn là cảm hứng cho trí tưởng tượng của con người về thiên đường. Chỉ có sức mạnh tình yêu mới khiến cho hoàng đế dốc tâm nguyện kiến tạo nên những công trình kỳ vĩ đến mức tuyệt hảo đến vậy. Nhà thơ Tagore đã mô tả công trình kiến trúc này như “một giọt nước mắt đọng trên má thời gian”.

Để vào khu phức hợp Taj Mahal, du khách phải đi qua cổng an ninh. Bạn không được mang theo bất kỳ thứ gì ngoài tiền mặt để mua vé và máy ảnh. Đi đến cổng, bạn sẽ nhìn thấy thoáng qua Taj Mahal, sau đó men theo lối đi rộng, dẫn đến giữa vườn rồi tới lăng.

Đền Taj Mahal được khởi công ngay sau đó, vào năm 1632, lăng chính hoàn thành vào năm 1648, các công trình xung quanh và vườn cây được hoàn thành 5 năm sau đó. Công trình, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và là một trong 7 kỳ quan của thế giới, trở thành biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu với câu chuyện tình lãng mạn của nhà vua Shah Jahan.

Chúng đến đến đây cũng vào dịp tổng thống Trump thăm chính thức cấp Nhà nước Ấn Độ. Ông chủ Nhà trắng được hàng trăm ngàn người đón dọc bên đường và chào mừng tại sân vận động Ahmedabad. Nhưng điểm nhấn lớn nhất của chuyến đi là vợ chồng tổng thống Trump đến thăm Lâu Đài Tình Yêu Taj Mahal. Ông có tình yêu đặc biệt với ngôi lăng mộ này nên 30 năm trước đã đặt tên sòng bài của mình là Trump Taj Mahal để rồi chỉ vài tháng sau đó ông đã phải tuyên bố phá sản!

Tác giá Phạm Sông Thu – chuyên gia truyền thông có đam mê đi du lịch

Sau 30 năm ông quay lại và chiêm ngưỡng “tuyệt tác của thời gian” trong niềm hạnh phúc vô tận. Một phần bởi tình yêu của ông đối với di sản kiến trúc có một không hai. Phần khác vì lần đầu tiên trong 300 năm tồn tại, chính phủ Ấn Độ đã làm sạch ngôi đền bằng việc đổ thêm rất rất nhiều nước vào các con sông xung quanh để sạch hơn, ít mùi hơn và thi vị hơn. Thế mới biết làm đến chức gì cũng cần có tình yêu, di sản và văn hoá.

Trước khi về New Dehli, chúng tôi cũng kịp chiêm ngưỡng pháo đài đỏ Agra Fort. Công trình này thoáng nhìn từ ngoài vào trông giống một góc quảng trường đỏ ở xử sở Bạch Dương. Di sản văn hoá này là một trong những pháo đài Mughal quan trọng nhất ở Ấn Độ.

Sau khi đến Agra năm 1558, Hoàng đế Akbar đã xây dựng lại pháo đài bằng đá sa thạch đỏ. Quá trình này mất 8 năm và hoàn thành vào năm 1573. Pháo đài vẫn nguyên vẹn cho đến khi Shah Jahan chuyển thủ đô Mughal từ Agra sang Delhi vào năm 1638.

Pháo đài đã phần nào mất đi sự hùng vĩ sau khi ông qua đời vào năm 1666, và trong thế kỷ 18 đã bị xâm chiếm nhiều lần. Cuối cùng, nó rơi vào tay người Anh vào năm 1803. Mặc dù nhiều tòa nhà bên trong pháo đài đã bị phá hủy, nhưng một số nhà thờ Hồi giáo, hội trường, cung điện cổ tích, tháp và sân trong vẫn còn nguyên vẹn theo dòng chảy của thời gian.

Cung đường Jaipur-Agre vẫn còn đó những làng quê nghèo khó, bức tranh hoang dã hỗn độn vẫn xoay vòng theo bánh xe thời gian nhưng dường như đó chỉ là những gì dành cho “phần xác” của xã hội này. Còn “phần hồn” phía trong những ngôi đền như Taj Mahal, thành cổ Fatehpur Sikri hay pháo đài đỏ Agra…con người sống cho những vị thần, đức tin của họ với tất cả những gì đẹp nhất, hoàn hảo nhất và tôn kính nhất ở sứ sở thần linh này.

Bài viết thể hiện Góc Nhìn của chuyên gia truyền thông Phạm Sông Thu

Kỳ trước: Jaipur – thành phố màu hồng

Đón đọc kỳ tới: New Dehli – vùng đất đa sắc màu


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Chủ đề: chuyên gia truyền thôngDu lịchDu lịch Ấn Độhiếp dâmký sựNew DehliPhạm Sông ThuTaij Mahalthành cổ
Chia sẻ9
anhbasaigon

anhbasaigon

Các chia sẻ khác:

Tạo đà tăng trưởng kinh tế địa phương, ngân hàng liên tục mở rộng mạng lưới

bởi Khánh Linh
22/03/2023
0

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hoạt động bán lẻ là một trong những chiến lược được ngân hàng...

Mình sẽ vất vả đến bao giờ?

bởi Kỳ Hoa
20/03/2023
0

Ngày mới đi làm báo, mình được sếp giao một ngày viết 2 bài, nhưng vì chẳng có nghiệp vụ...

Ngân hàng phát triển bền vững thông qua đa dạng hệ sinh thái số

bởi Khánh Linh
16/03/2023
0

Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng được đánh giá đi đầu trong quá trình...

2 kiểu tình yêu trong nhạc tlinh 

bởi Kỳ Hoa
15/03/2023
0

- Yêu say đắm: Đi tìm một nửa duy nhất của đời mình, khao khát và mê say đối phương ...

Rủi ro khi làm F&B trong các Trung tâm thương mại

bởi Kỳ Hoa
14/03/2023
0

Thời gian hạn chế: Các TTTM mở cửa từ 9:00 (9:30)-22:00 (21:30 là ngưng nhận khách rồi), trong khi đó...

Ngân hàng nào phát triển tài chính bền vững tốt nhất Việt Nam?

bởi Khánh Linh
13/03/2023
0

Cụ thể, HDBank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận Giải thưởng The Asset Triple A Awards -...

Khách hàng ở Đồng Nai trúng xe hơi Peugeot cùng HDBank

bởi Khánh Linh
09/03/2023
0

Tại Lễ trao giải diễn ra tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai sáng ngày 07/3/2023, chị Mai Dung (TP. Biên...

Đám tang Vũ Linh và sự vô văn hoá của người đời lên ngôi

bởi Khánh Linh
09/03/2023
0

Nghệ sĩ Vũ Linh cũng đã về với cát bụi. Một đời người với bao vinh quang và cả những...

Gửi tiết kiệm tại HDBank, nữ khách hàng ở Hà Nội trúng 1 tỷ đồng

bởi Khánh Linh
08/03/2023
0

Thông qua lễ quay số công khai vào ngày 6/3/2023, tại Tp.HCM, HDBank đã tìm ra 10 khách hàng trúng...

Cơ bản về nhượng quyền trong lĩnh vực ẩm thực

bởi Kỳ Hoa
03/03/2023
0

Franchise độc quyền: Thường người mua sẽ có quyền khai thác Độc Quyền theo một vùng địa lý: Tại một...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Tạo đà tăng trưởng kinh tế địa phương, ngân hàng liên tục mở rộng mạng lưới

22/03/2023

Mình sẽ vất vả đến bao giờ?

20/03/2023

Ngân hàng phát triển bền vững thông qua đa dạng hệ sinh thái số

16/03/2023

2 kiểu tình yêu trong nhạc tlinh 

15/03/2023

Rủi ro khi làm F&B trong các Trung tâm thương mại

14/03/2023

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Địa chỉ:
80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 05/11/2019.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập