Rồi đây, còn thứ gì chúng ta sẽ “giải cứu” nữa?
Vì sao nên nỗi này?
Cách đây 5 năm, khi đó thanh long Bình Thuận chỉ có 2.000đ/kg. Giá rẻ bèo, “bí đầu ra”, nông dân phải đổ thanh long cho bò ăn, đổ đầy ngoài đường.
Thương lái Trung Quốc không thu mua dẫn đến khó khăn cho người nông dân, dẫn đến kinh tế của tỉnh nhà cũng gặp khó khăn theo.
Khi đó, tôi đã chia sẻ những vấn đề này cùng TS Nguyễn Văn Lạng, nguyên Thứ trưởng Bộ KHCN.
Tôi đặt vấn đề, thế mạnh của nông nghiệp Việt Nam là có những loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, giàu các loại Vitamin và bổ dưỡng cho cơ thể. Tại sao không đem trái cây trên chế biến các loại nước uống chất lượng. Như vậy, sẽ giúp chúng ta vừa tiêu thụ nội địa, vừa giúp nông dân không phải đau đáu tìm hướng ra cho nông sản.
Tôi nhận được sự đồng cảm của TS Nguyễn Văn Lạng và được anh ủng hộ.

Tôi biết muốn làm thay đổi được những điều đó không đơn giản chút nào. Từ việc phải đầu tư công nghệ, đến việc để cho người dân nhận thức được các vấn đề đó và cho họ thay đổi được thói quen tiêu dùng (thích hàng ngoại) thì quả thực không đơn giản chút nào.
Tôi âm thầm tìm cách đưa sản phẩm chế biến từ trái cây vào các món ăn, thức uống hằng ngày cho mọi người dùng để dần tạo thành thói quen tiêu dùng. Tôi tin, nếu thành công, chúng ta có thị trường lớn ngay trong nội địa. Khi đó, chúng ta sẽ không còn phải loay hoay mãi bài toán “giải cứu” như hiện nay.
Meet More coffee hòa tan trái cây đã ra đời từ đó. Năm 2017 tôi đã cùng một số anh em, đồng nghiệp nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Café hòa tan trái cây (không phải hương vị trái cây).
Các loại trái cây như dừa, mít, khoai môn, xoài, trái nhàu… đã được đưa vào café hòa tan bằng phương pháp kỹ thuật để hòa nguyện vào café và trở thành một thức uống hàng ngày cho giới trẻ, cho những người không uống được café.

Tôi biết, người tiêu dùng Việt Nam khó chấp nhận ngay được vì chỉ có một mình tôi thực hiện việc thay đổi này. Tuy nhiên, với tâm huyết, nỗ lực và chất lượng được khẳng định, cà phê trái cây đang dần trở thành một món đồ uống mới trên thị trường.
Khi tôi ra được các dòng thức uống này thì người tiêu dùng trên thế giới họ chấp nhận ngay và nhanh vì có thể họ hiểu rõ và nhiều hơn về lợi ích của các sản phẩm nông nghiệp đến từ Việt Nam. Đây cũng là “cầu nối” để các sản phẩm nông nghiệp xuất được sang các nước nhanh hơn. Do đó sản lượng phần lớn chúng tôi dành cho xuất khẩu.
Quay trở lại việc giải cứu như hiện nay, có doanh nhân sản xuất bánh mì từ trái Thanh Long. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc làm của doanh nghiệp này vì họ cũng giống như tôi là đưa sản phẩm trái cây Việt Nam vào đồ uống.
Nhưng vấn đề đáng bàn ở đây là chúng ta đang làm những việc tự phát của mỗi doanh nghiệp. Tôi nghĩ cũng chỉ là một thời gian ngắn vì người tiêu dùng của chúng ta chỉ theo phong trào, đám đông chứ chưa thực sự hiểu và cùng đồng hành với những sản phẩm do chính người Việt Nam chúng ta làm ra.

Doanh nghiệp sản xuất bánh mỳ này may mắn hơn tôi là họ đưa giải pháp đúng ngay thời điểm nông dân chúng ta đang gặp khó khăn. Ngư ông đắc lợi, họ được truyền thông ủng hộ dẫn đến người tiêu dùng vì tò mò mà dùng thử còn sau đó như thế nào thì tính sau.
Với bài viết này tôi chỉ chia sẻ một số suy nghĩ và nhìn nhận của mình với một Việt Nam đầy tiềm năng từ nguyên liệu đến thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp của chúng ta nhưng thực sự chúng ta đang bỏ ngỏ. Âu đây cũng là vấn đề nan giải cần phải giải cứu.
Bài viết thể hiện Góc nhìn cá nhân của ông Nguyễn Ngọc Luận, Founder Meet More coffee
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!