Thực tế đã chứng minh, dù lên hay xuống dù nóng hay lạnh thì sau những đợt leo dốc hay chu kỳ 5 năm thì giá bất động sản (BĐS) lại thiết lập những kỷ lục mới.
So với 2010, thời điểm mà người ta đã hốt hoảng cho rằng giá BĐS đã quá cao, lên như bong bóng và thị trường sẽ sụp đổ thì giá hiện nay đã cao hơn khá nhiều.

Khi ấy giá căn hộ ở những khu vực đắc địa, được thị trường ưa chuộng chỉ khoảng 30-35 triệu/m2, còn bây giờ những căn hộ cao cấp không phải trong bán kính 5km so với trung tâm TP HCM giá cũng khó dưới 55-60 triệu/m2.
Còn đất thì so với bảng giá đất năm 2015, giá đất thị trường thành phố năm 2018, 2019 tăng bình quân 200% đối với mức giá tối thiểu, tăng 142% đối với mức giá trung bình và tăng 101% đối với mức giá tối đa!
Ngoài ra những lợi thế do chính sách mang lại đã biến BĐS trở thành một kênh đầu tư an toàn, vừa giữ được giá trị tài sản không phải lo mất giá, đồng thời lại có lời hơn cả gửi ngân hàng.
Chưa có một lĩnh vực đầu tư nào có thể đáp ứng một lúc cả ba tiêu chí : giữ vốn an toàn, sinh lời nhiều hơn gửi ngân hàng và có thể bán dễ dàng như BĐS nếu đầu tư dài hạn.
Nếu mua đất từ 2010 – 2012 ở cả những khu ít sinh lời nhất và năm 2019 bán ra, số tiền mang về vẫn lớn hơn nhiều so với số tiền đó đem gửi ngân hàng lãi nhập vốn.

Gần đây nhất là đợt thị trường địa ốc lao dốc từ 2012 cho đến đầu 2016 mới tăng trở lại nhưng đến cuối 2017 thì nhiều khu vực lại tăng gấp đôi, bỏ xa so với đỉnh điểm 5-7 năm trước đó.
Trong bất cứ ngành kinh doanh và vụ đầu tư nào thì rủi ro cho người này cũng là cơ hội của người khác. Điều đó đã chứng minh các DN nắm được quỹ đất lúc giá rẻ hay xuống thấp và nhà đầu tư dám ôm hàng lúc giá không thể giảm được nữa sẽ có lợi nhuận rất lớn lúc thị trường khởi sắc.
Tuy nhiên điều đó chỉ đúng với những DN và nhà đầu tư cá nhân kinh doanh hoặc đầu tư bằng vốn của mình, trường vốn hoặc ít vay mượn, huy động vốn bên ngoài. Còn không thì với mức lãi khoảng 10-11% như hiện nay cũng sẽ là một gánh nặng nếu chu kỳ giảm giá kéo dài.

TS Đinh Thế Hiển khuyên rằng Ở Việt Nam, thị trường BĐS có chu kỳ 5 – 10, khi thị trường phất lên nhiều DN, nhà đầu tư cá nhân vay vốn để nắm thêm nhiều đất, sau đó thị trường mất thanh khoản. Lúc đó, lãi vay sẽ dần dần nuốt vốn, đầu tư BĐS bằng vốn vay không phải lúc nào cũng thắng. Đất tăng giá, dòng vốn từ ngân hàng đổ vào đất đai.
Đầu tư vào đâu hay dùng vốn vào việc gì là lựa chọn của mỗi người nhưng số người thắng ở thị trường BĐS vẫn nhiều hơn người thua nếu tính theo giá trị BĐS mà họ nắm giữ sau những đợt sóng gió của thị trường này.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!