Ông Neil MacGregor, Tổng giám đốc Savills Việt Nam cho rằng, sự dồi dào trong nguồn cung của thị trường về cơ bản phụ thuộc khá nhiều vào sự phê duyệt chính sách của nhà nước, cho phép triển khai xây dựng và hoàn thiện các dự án mới. Điều này cũng sẽ là yếu tố kích thích sự phát triển các 1 hệ sinh thái BĐS, bao gồm nhiều ngành nghề như thiết kế kiến trúc, xây dựng, và chính bản thân sự phát triển của Chính phủ.

Vị Tổng giám đốc này cho rằng, rất khó để dự đoán chính xác khi nào thì các chính sách về nguồn cung thị trường sẽ được chính phủ nới lỏng, mặc dù vậy nhận thấy 1 xu hướng trên thị trường rằng rất nhiều các CĐT luôn sẵn sang ra mắt các dự án mới trong 1 khoảng thời gian ngắn ngay khi có được sự đồng ý về giấy phép của chính phủ.
Chính vì vậy, thị trường có thể đặt kì vọng rằng nguồn cung hiện tại của thị trường sẽ được cải thiện trong vòng 2 năm tới, đặc biệt là trong phân khúc BĐS nhà ở.

Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng, các tác động tới thị trường bất động sản là tích cực do kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu có thể phục hồi.
Theo đó, trong những năm gần đây, thương mại toàn cầu giảm mạnh và sang năm tới phục hồi sẽ kéo theo dòng tiền đầu tư.
Cụ thể, đầu tư của Chính phủ, đầu tư PPP, FDI vào bất động sản cũng có xu hướng tăng. Chính phủ chuẩn bị khởi công một số hạ tầng lớn, từ đó sẽ ảnh hưởng tới thị trường bất động sản.
“Ngoài ra, đầu tư của tư nhân cũng có tác động mạnh tới thị trường. Đầu tư của dòng đô thị hoá đang rất mạnh. Dòng này còn phụ thuộc vào dòng đầu tư nói chung, tạo ra một trào lưu về đô thị hoá mới, bắt đầu từ năm 2017 và dự kiến kéo dài tới 10 năm”, ông Nghĩa nhấn mạnh.
Về thị trường tài chính tiền tệ, vị chuyên gia này cho rằng, 3 năm nay thị trường ngân hàng khá ổn định, năng lực tài chính của ngân hàng thương mại tăng gấp đôi, đạt mức quân bình của Đông Nam Á, tỷ lệ lãi ròng trên vốn tăng cao.
“Sự ổn định của thị trường tài chính sẽ tác động tích cực cho thị trường bất động sản, nên các chủ đầu tư không phải lo ảnh hưởng tiêu cực từ hệ thống ngân hàng”, ông nói.
Về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước được dự báo sẽ thắt chặt, nhưng mức độ còn khá lỏng.
“Chúng tôi đã khuyến cáo về việc kiểm soát thị trường tài chính với thị trường bất động sản phải thận trọng, không được làm đóng băng, phải phát triển ổn định, dài hạn. Ta đã thực hiện nhiều phép thử và chưa thấy có đóng băng nhưng chắc chắn sẽ có vài biến chuyển có tính chất liên quan tới trục trặc gần đây như condotel, và có thể sẽ có một số điều chỉnh khác”, ông Lê Xuân Nghĩa cho biết.
Trên cơ sở đó, vị chuyên gia này đúc kết, xét về tổng thể thị trường bất động sản năm 2020, cầu có thể tăng, giá cũng có thể sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, tuy nhiên đến cuối năm 2020, thị trường có thể trở lại “bình thường”.

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã chỉ ra các cơ hội, thuận lợi của thị trường bất động sản Việt Nam trong năm 2020.
Theo ông Nam, nhu cầu về nhà ở của Việt Nam còn rất lớn, bởi nước ta có dân số đứng thứ 15 thế giới, thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra với tốc độ cao, dân số đô thị sẽ tăng nhanh, nhất là tại các đô thị lớn; thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng…, dẫn tới hàng năm, Việt Nam phải xây mới khoảng 100 triệu m2 nhà ở, trong đó khoảng 70% nhà ở để đáp ứng nhu cầu của dân cư đô thị. Mặt khác, nhu cầu về văn phòng, căn hộ cho thuê, khách sạn và công trình thương mại đang tăng nhanh.
“Từ giữa năm 2018 đến nay, thay vì bổ sung nguồn cung, các sản phẩm mới ra thị trường lại tiếp tục theo xu hướng nhỏ giọt. Nhiều khả năng sẽ tiếp tục thiếu hàng vào cuối năm 2019 và trong các năm 2020 – 2022”, ông Nam nhận định.

Thông tin tại buổi họp báo quý 4/2019 vào sáng 2/1, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết, trên cơ sở đánh giá, dự báo các yếu tố có khả năng ảnh hưởng lớn đến thị trường bất động sản, có thể dự báo thị trường bất động sản đến năm 2020 ít có nguy cơ xảy ra “bong bóng bất động sản”.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng dự báo có thể tiếp tục xảy ra tình trạng tăng giá đất nền tại các khu vực có quy hoạch trở thành các đặc khu, các khu đô thị mới được đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và tình trạng sốt nóng cục bộ tại các dự án nhà ở tại khu vực trung tâm đô thị có tiến độ thi công nhanh, hạ tầng đồng bộ, chủ đầu tư có uy tín và giá cả phù hợp.
Thứ trưởng Lê Quang Hùng cũng dự báo thị trường có thể thể sụt giảm ở một số phân khúc do cung cầu hoặc không có giải pháp hiệu quả tháo gỡ khó khăn cho một số dự án bất động sản, nhất là tại TP Hà Nội và TP.HCM.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!