Cơ hội không tự đến, mà phải chủ động tạo ra.
Nếu chưa bao giờ hiến máu, hãy hiến (3 ngày sau khi hiến đừng vận động mạnh như đá bóng hay tập gym, sau đó sẽ bình thường trở lại), hiến máu rất tốt cho cơ thể mình và tạo mình có 1 profile tốt với vũ trụ. Máu bị siêu vi B không hiến được thì mình đi hiến tạng hoặc hào sảng phóng khoáng, tới cơ thể mình không tiếc thì mọi thứ với mình sẽ nhẹ nhàng hơn.
Người ích kỷ sẽ luôn đau khổ, vì cứ sợ mất, nhất là tiền bạc, nên chẳng thế có được 1 cơ hội nào.
Mọi cơ hội đều bị họ phá hỏng vì chút tham vặt vãnh, góc nhìn nhỏ hẹp, cái tôi lại to đùng.
Người tầm cỡ họ luôn nói với nhau là “Đừng bao giờ đầu tư vào người nghĩ nhiều về chi phí, về tiền bạc”. Vì họ không chịu mất tiền, thì mãi mãi chẳng bao giờ có thể làm nên cơ nghiệp lớn.
Nghĩ về được/mất nhiều thì đầu óc kẻ đó vô cùng bé mọn, không tin người. Nghĩ về được/mất thì sẽ không có thời gian nghĩ ra ý tưởng và triển khai để có thành tựu được.
Ai lăn tăn về chi phí, thì không nên kết giao nữa. Kêu đi, họ sẽ do dự vì sợ mất tiền.
Hôm nay, chúng ta sẽ nghe về 1 câu chuyện về cơ hội trong sách sử xưa.
Ngày xưa, có một anh thanh niên trẻ (lúc đó mới 15 tuổi) tên là Vương Bột, soái ca ngời ngời, thông tuệ, ăn nói xuất sắc, đầu óc thông minh, hiểu được những điều phức tạp, có năng lực và nếu có cơ hội, sẽ cống hiến tốt cho đời. Thế nhưng xuất thân từ dân thường, anh đợi mãi đợi mãi mà vẫn chưa có dịp thi thố tài năng.
Thế rồi 1 bữa nọ, chàng nghe tin là ở Đằng Vương Các có 1 buổi thi làm thơ, từ chỗ chàng đến chỗ đó tới mấy trăm dặm, trong khi chỉ có 2-3 ngày nữa tới bữa thi.
Chàng nghĩ thôi, lại vuột mất 1 cơ hội, bỗng dưng có 1 ông già xuất hiện, nói cứ chuẩn bị sửa soạn hành lý và lên thuyền đi, nếu muốn thì “cả vũ trụ sẽ giúp sức” nhưng phải sẵn sàng lên đường đón nhận cơ hội.
Chàng thoạt không tin nhưng nghĩ lại, nếu không tin thì thành người tầm thường mất.
Cứ tin và làm theo đi, bất quá thì tới trễ hoặc quay về thôi. Thế là chàng lên thuyền, ai dè lúc đó có ngọn gió Trùng Cửu nổi lên (ngày 9/9 âm lịch), gió mạnh thổi thuyền đi với tốc độ tàu cao tốc bây giờ. Thế là chàng đến được Đằng Vương Các để thi.
Người sau dùng câu “Thời lai phong tống Đằng Vương Các” để nói về cơ hội cho người trẻ, “thời lai” là đến thời, “phong tống” là gió hộ tống đi…ý nói sẽ có người giúp.
Nguồn: Tony Buổi Sáng
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!