• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Đăng ký
Đăng nhập
Góc Nhìn
Win Mart
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Đăng ký

Trang chủ » Đa chiều » Giải cứu bất động sản, nên hay không?

Giải cứu bất động sản, nên hay không?

Trước những tín hiệu Ét Ô Ét của thị trường bất động sản, có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều, người nói có lại có người không tán thành. Dưới góc nhìn toàn cuộc, Nhà báo Nguyễn Đình Sơn đã chia sẻ một bài viết phân tích vấn đề trên.

Khánh Linh bởi Khánh Linh
23/11/2022
trong Đa chiều, Nơi tôi sống, Tiêu điểm
0
0

Xung quanh việc nên hay không nên giải cứu bất động sản đã có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều người nói rằng, mấy ông DN bất động sản ăn đẫy mồm rồi, giờ gặp khó khăn một chút lại kêu cứu, lúc “lượm lúa” sao không thấy kêu ai. Những người này cũng cho rằng, mấy ông làm BĐS thổi giá cho lắm vào, giờ giá tăng quá cao cần phải siết để giá giảm xuống, giúp nhiều người có thể mua được nhà.

Cái lý đó cũng đúng nên không chỉ ở VN mà nhiều nước cũng đã làm như vậy. Điển hình là nền kinh tế lớn nhất nhì thế giới là Trung Quốc. Trong đó giải pháp mạnh nhất là siết tín dụng, hạn chế bơm tiền cho BĐS. Thế nhưng, hệ quả nhãn tiền, khi chỉ một thời gian sau thị trường bất động sản thật sự đã giảm giá mạnh, thậm chí bán không ai mua. Việc tự lấy đá ghè chân đã kéo theo rất nhiều hệ luỵ không chỉ cho lĩnh vực bất động sản mà cả nền kinh tế, khi mà nền kinh tế lâm vào cảnh lao đao. Thị trường bất động sản với quy mô 2,4 nghìn tỷ USD của Trung Quốc rơi vào trạng thái mong manh dễ vỡ, số vụ vỡ nợ của người vay mua nhà và cả doanh nghiệp bất động liên tục xảy ra. Tháng 9 vừa qua, giá nhà đã qua sử dụng ở Trung Quốc giảm mạnh nhất trong 8 năm. Đối với các ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trong dư nợ liên quan đến bất động sản đã tăng lên mức 30% dẫn đến nguy cơ đỗ vỡ hệ thống tài chính. Và thế là, Trung Quốc đã “quay xe” cắt giảm lãi suất, yêu cầu các ngân hàng lớn tăng cường cho vay thêm 140 tỷ USD trong những tháng cuối năm, và các ngân hàng được yêu cầu cấp tín dụng đặc biệt để đảm bảo các dự án bất động sản có thể giao nhà đúng hạn. Trung Quốc cũng mở rộng một chương trình hỗ trợ tài chính cho các công ty tư nhân, bao gồm doanh nghiệp bất động sản, đưa quy mô của chương trình này lên mức khoảng 250 tỷ Nhân dân tệ. Động thái này nhằm giúp các công ty phát triển bất động sản bán được thêm trái phiếu và giảm bớt tình trạng kẹt thanh khoản. Không những vậy, đất nước này cũng cho phép nới lỏng các hạn chế đối với việc ngân hàng cấp vốn cho doanh nghiệp bất động sản.

Chia sẻ liên quan:

Cơ bản về nhượng quyền trong lĩnh vực ẩm thực

03/03/2023

Giải cứu bất động sản

17/02/2023
Ảnh minh họa

Không chỉ Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 12 thế giới là Hàn Quốc sau một thời gian dài thị trường BĐS bị bóp nghẹt khiến giá nhà giảm mạnh cũng đã bơm 7 tỉ đô vào giải cứu. Nước này cũng dỡ bỏ lệnh cấm cho vay đối với các căn hộ giá cao trị giá hơn 1,5 tỉ won.

Trở lại VN, sau một thời gian dài tăng trưởng nóng, hồi đầu năm 2022 các biện pháp thắt chặt tín dụng vào BĐS để hạn chế những ro về tín dụng cũng như hạ giá BĐS đã được triển khai. Việc đột ngột “cắt máu” đã khiến DN, thị trường, các nhà đầu tư lao đao vì hàng bán không được, vay cũng không xong. Cùng với đó là việc trái phiếu doanh nghiệp cũng bị siết chặt, thị trường chứng khoán vỡ vụn và những “bất ổn” khác đã khiến những khó khăn càng thêm chất chồng, đặc biệt đối với các ông lớn. DN càng lớn, càng nhiều quỹ đất càng khổ bởi mấy năm qua ôm đất, trả lãi ngân hàng khi hầu như các địa phương không ai dám ký, ngay cả đối với những dự án làm đúng cũng chậm chạp vì tâm lý “sợ trình, sợ ký” đang len vào từng cái ghế. Nhiều ông chủ bà chủ nói với tôi họ phải đi vay nóng vay nguội bên ngoài với lãi vay lên đến 7-8%/tháng. Dự án phải giám giá 40-50%. Đồ trang sức cũng phải đem bán để lấy tiền trả nợ.

Ảnh minh họa

Không chỉ DN, người mua nhà cũng không thể vay vốn, trong khi 80-90% những người đi mua nhà để ở đều phải cậy đến ngân hàng. Tôi có cậu em làm nhà báo, đi mua nhà vay ngân hàng không cho, phải nhờ đến lãnh đạo mới vay được nhưng lãi suất lên đến 16,9%/năm và phải mua một gói bảo hiểm 40 triệu đồng. Khó khăn không chỉ với BĐS mà nó đã lan sang lĩnh vực sản xuất khi ngay cả ông “vua” thép Hoà Phát lâu nay được xem là người có tiền mặt nhiều nhất VN cũng phải “treo lò” hay các DN may mặc, đóng giày cũng phải đóng cửa, sa thải công nhân vì không có đơn hàng, nếu có đơn hàng thì càng làm càng lỗ trong bối cảnh lãi suất tăng cao, khó tiếp cận vốn vay.

Trước những khó khăn trên, các Phó thủ tướng Chính phủ mới đây đã gặp gỡ các DN ở hai đầu đất nước là Hà Nội và HCM để lắng nghe những khó khăn của họ, từ đó tìm cách tháo gỡ và mới đây Thủ tướng Chính phủ đã lập “tổ đặc nhiệm” để xử lý các khó khăn, vướng mắc cho DN BĐS, cho chính quyền. Bởi nếu không “giải cứu” BĐS hệ luỵ cho cả nền kinh tế là rất lớn. Ai cũng biết người VN ai cũng “đầu cơ, tích trữ nhà đất”, xem đất đai là nơi để giữ của cũng là kênh đầu tư an toàn và sinh lời cao nên nhà nhà đầu tư BĐS, người người đầu tư BĐS. Nhưng không phải ai cũng có 1 đồng thì lấy 1 đồng đi buôn đất mà mượn người thân, bạn bè, ngân hàng để mua được miết đất căn nhà đồng rưỡi, hai đồng. Khi thị trường đóng băng, giá nhà giảm xuống cũng đồng nghĩa với tài sản của mỗi gia đình theo đó giảm theo, nếu vay nhiều quá cũng rơi vào cảnh “mất thanh khoản”.

Để tạo điều kiện cho thị trường BĐS và nền kinh tế cả nước hồi phục và tăng trưởng trở lại mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, các DN BĐS, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Horea nói các DN trong Hiệp hội của ông không xin hỗ trợ bằng tiền mà chỉ xin tháo gỡ các ách tắc, vướng mắc về cơ chế chính sách, nới room tín dụng để huyết được lưu thông trở lại. Không chỉ DN, các nhà đầu tư cũng nói thế, họ cần một cơ chế minh bạch, thông thoáng, an toàn để làm ăn. Bởi một cơ thể dù có khoẻ mạnh đến đâu, nhưng nếu một mạch máu nào đó tắc đột ngột thì nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ, chết bất đắc kỳ tử là rất lớn. Vậy nên lúc này cứu BĐS là cứu cả nền kinh tế, cứu người dân chứ không phải chỉ cứu riêng DN.

Bài chia sẻ của Nhà báo Nguyễn Đình Sơn


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Chủ đề: Đa chiềugiải cứu bất động sảnGóc nhìn Bất động sảnthị trường bất động sản
Chia sẻ
Khánh Linh

Khánh Linh

Các chia sẻ khác:

Ngân hàng Việt đầu tiên triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer

bởi Khánh Linh
23/03/2023
0

Xu hướng ứng dụng điện toán đám mây (Cloud computing) đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong các doanh...

Khi bạn nhận ra và chấp nhận cái chết của mình ở tuổi 26

bởi Kỳ Hoa
23/03/2023
0

Mấy hôm nay thấy mọi thứ xung quanh mình từ các mối quan hệ, công việc... đều bất ổn. Chợt...

Tạo đà tăng trưởng kinh tế địa phương, ngân hàng liên tục mở rộng mạng lưới

bởi Khánh Linh
22/03/2023
0

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hoạt động bán lẻ là một trong những chiến lược được ngân hàng...

Mình sẽ vất vả đến bao giờ?

bởi Kỳ Hoa
20/03/2023
0

Ngày mới đi làm báo, mình được sếp giao một ngày viết 2 bài, nhưng vì chẳng có nghiệp vụ...

Ngân hàng phát triển bền vững thông qua đa dạng hệ sinh thái số

bởi Khánh Linh
16/03/2023
0

Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng được đánh giá đi đầu trong quá trình...

2 kiểu tình yêu trong nhạc tlinh 

bởi Kỳ Hoa
15/03/2023
0

- Yêu say đắm: Đi tìm một nửa duy nhất của đời mình, khao khát và mê say đối phương ...

Rủi ro khi làm F&B trong các Trung tâm thương mại

bởi Kỳ Hoa
14/03/2023
0

Thời gian hạn chế: Các TTTM mở cửa từ 9:00 (9:30)-22:00 (21:30 là ngưng nhận khách rồi), trong khi đó...

Ngân hàng nào phát triển tài chính bền vững tốt nhất Việt Nam?

bởi Khánh Linh
13/03/2023
0

Cụ thể, HDBank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận Giải thưởng The Asset Triple A Awards -...

Khách hàng ở Đồng Nai trúng xe hơi Peugeot cùng HDBank

bởi Khánh Linh
09/03/2023
0

Tại Lễ trao giải diễn ra tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai sáng ngày 07/3/2023, chị Mai Dung (TP. Biên...

Đám tang Vũ Linh và sự vô văn hoá của người đời lên ngôi

bởi Khánh Linh
09/03/2023
0

Nghệ sĩ Vũ Linh cũng đã về với cát bụi. Một đời người với bao vinh quang và cả những...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Ngân hàng Việt đầu tiên triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer

23/03/2023

Khi bạn nhận ra và chấp nhận cái chết của mình ở tuổi 26

23/03/2023

Tạo đà tăng trưởng kinh tế địa phương, ngân hàng liên tục mở rộng mạng lưới

22/03/2023

Mình sẽ vất vả đến bao giờ?

20/03/2023

Ngân hàng phát triển bền vững thông qua đa dạng hệ sinh thái số

16/03/2023

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Địa chỉ:
80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 05/11/2019.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập