Cụ thể, Zalo tung ra 3 gói trả phí í gồm Standard (2.800 đồng/ngày), Pro (5.500 đồng/ngày) và Elite (55.000 đồng/ngày).

Các tài khoản Zalo trả phí này sẽ có một số tính năng như: Loại bỏ giới hạn về lượt hiển thị trong kết quả tìm kiếm, hỗ trợ danh bạ, phản hồi chat…
Còn đối với phiên bản miễn phí sẽ có nhiều tính năng hạn chế như giới hạn danh bạ tối đa 1.000 số có thể lưu, không sử dụng tên riêng, gửi tối đa 5 tin nhắn nhanh, không thể xem hoặc bình luận trên nhật ký, chỉ có thể trả lời tối đa 40 hội thoại/tháng từ người lạ …
Tuy nhiên, việc Zalo thu phí gặp phải không ít tranh cãi từ phía người dùng. Thậm chí, không ít ý kiến cho rằng nên xóa bỏ Zalo và chuyển sang các phiên bản miễn phí khác như: Facebook Messenger, Viber, Telegram …
Chia sẻ trên báo Người Lao Động, một chuyên gia công nghệ ở TP HCM cho rằng Zalo không nên thu phí trên những dịch vụ, tính năng mà khách hàng đang được dùng miễn phí, vì sẽ gây tâm lý bức xúc, thậm chí sẽ bị quay lưng. Vị chuyên gia đưa ra ý kiến Zalo nên phát triển thêm các tính năng mới và thu phí các tính năng mới này, người dùng sẽ dễ chấp nhận hơn.
Tuy vậy, vẫn có người dùng ủng hộ việc thu phí Zalo. Trên báo Người Lao Động, giám đốc 1 công ty về công nghệ có trụ sở tại TP HCM cho rằng có nhiều nhóm khách hàng dùng Zalo. Nên việc thu phí sẽ khu biệt vào nhu cầu của từng nhóm khách hàng này.
Cụ thể, theo vị này, những người dùng Zalo phổ thông thường chỉ có tối đa vài trăm liên hệ; tần suất tìm kiếm, nhận tin nhắn từ người lạ cũng không nhiều nên gần như không ảnh hưởng lớn từ chính sách “bóp” lại quyền lợi khách hàng không thu phí của Zalo.
Nhóm người có trên 1.000 liên hệ, mỗi tháng có trên 40 tin nhắn từ người lạ… chủ yếu là những người kinh doanh đang sử dụng Zalo để giao dịch bán hàng online. Nhóm này có phát sinh doanh thu, lợi nhuận nhờ tận dụng kênh liên lạc bán hàng này thì việc trả phí để sử dụng dịch vụ là hợp lý.

“Zalo áp dụng thu phí thì mất đi tính cộng đồng. Tuy nhiên, bất cứ người kinh doanh nào cũng phải tìm cách để thu lợi nhuận. Hiện tại, Zalo chỉ có nguồn thu là chạy quảng cáo và ZaloPay.
Hiệu quả thu hút quảng cáo trên Zalo không bằng Facebook nên nguồn thu từ đây cũng không bằng, khả năng không đủ đáp ứng mục tiêu lợi nhuận nên phải tìm thêm nguồn thu mới. Tâm lý người dùng luôn muốn được miễn phí nhưng doanh nghiệp cần có lợi nhuận để tái đầu tư, phát triển.
Vấn đề là khi tiến hành thu phí thì đòi hỏi Zalo phải có giải pháp tăng tính bảo mật, đem lại nhiều giá trị gia tăng cho người dùng”, vị giám đốc nhận định.
Theo khảo sát của Decision Lab, trong quý IV/2021, Zalo đang là ứng dụng dùng để liên lạc phổ biến nhất Việt Nam với 48% số người được hỏi đang sử dụng phần mềm này. Ước tính, Zalo hiện có hơn 70 triệu người dùng thường xuyên với hơn 2 tỷ tin nhắn/ngày.
Còn theo số liệu vào tháng 2-2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Zalo hiện là nền tảng tin nhắn miễn phí có lượng người dùng thường xuyên lớn nhất Việt Nam với 74,7 triệu. Zalo chính thức giữ ngôi đầu bảng vào năm 2021 khi chuyển đi 620 tỉ tin nhắn, 52 tỷ phút gọi video và 14 tỷ thông báo khẩn về Covid-19.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về quyết định thu phí của Zalo? Mời chia sẻ quan điểm, góc nhìn của bạn về vấn đề này.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!