Với văn bản của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc siết tín dụng từ này đến tháng 6 trên địa bàn TP.HCM cho thấy là một động thái xấu cho thị trường bất động sản.
Đa số 80% nhà đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng, căn hộ cao cấp, dự án bất động sản cao cấp đều dùng tiền vay ngân hàng làm đòn bẩy tài chính. Trong khi đó, việc phát hành trái phiếu của nhóm doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng chiếm tỷ trọng khá cao và với số lượng trái phiếu phát hành khá lớn.
Trong trường hợp, khách hàng mua không vay được ngân hàng để mua đầu tư thì thanh khoản của các dự án này ra sao? Tôi cũng đã nói rất nhiều lần, bản chất thanh khoản của thị trường bất động sản dự án trong 3 năm gần đây khá ảm đạm. Đa số các số liệu mua/bán đều do một số “nhà đầu tư” gom để bán lại thông qua các “sale cao cấp” là chính và tình trạng kẹt hàng cũng không ít.
Như vậy, việc thanh khoản bị bóp nghẹt, trái phiếu đến hạn thì chuyện gì sẽ xảy ra? Với các doanh nghiệp lên sàn niêm yết, theo suy nghĩ cá nhân thì họ chỉ còn một cách: “Làm sao để thị giá cổ phiếu tăng cao?”
Từ suy nghĩ đó, tôi cho rằng trong thời gian tới, ít nhất đến hết quý 2, cổ phiếu dòng bất động sản sẽ có những phiên tăng mạnh khá bất ngờ và bất thường. Các nhà đầu tư nên lướt trong sự cẩn trọng, khi có bất kỳ tín hiệu kỹ thuật nào cho dự báo đảo chiều lập tức chốt lời hay cắt lỗ ngay lập tức. Bởi sự tăng nóng này không đại diện cho câu chuyện doanh nghiệp tăng trưởng thực sự bằng kết quả kinh doanh.
Khi cổ phiếu tăng nóng, nhưng báo cáo tài chính quý 2 không thể hiện được câu chuyện sức khỏe kinh doanh thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Thủ tướng trong cuộc họp gần đây có đặt câu hỏi: “Vì sao doanh nghiệp làm ăn không đạt hiệu quả mà cổ phiếu tăng nhiều lần?”.
Kinh nghiệm cá nhân cho thấy, việc xem xét các công ty bất động sản nào đang làm thương hiệu một cách dồn dập trong giai đoạn này, nhất là các doanh nghiệp đã và đang phát hành trái phiếu với tỷ lệ lớn để chọn và lướt sóng sẽ có thành quả… nhưng phải “kỷ luật” lòng tham, không khéo sẽ “tiền mất, tật mang”.
Những suy luận của tôi trên đây, tôi đang e ngại cho VNIndex sẽ có thêm sự điều chỉnh “kha khá” khi báo cáo quý 2 xuất hiện. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp khi biểu đồ Tháng của VNI đang không mấy cho tín hiệu khả quan trong thời gian tới.
Bài viết chia sẻ Góc Nhìn của chuyên gia chứng khoán Phạm Thanh Doanh
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!