• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Đăng ký
Đăng nhập
Góc Nhìn
Win Mart
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Đăng ký

Trang chủ » Đa chiều » Gen Z là thế hệ lo lắng nhiều về tài chính: Sợ không kiếm đủ tiền để hạnh phúc, áp lực cạnh tranh với bạn bè quá lớn nhưng lại chi tiêu bừa bãi

Gen Z là thế hệ lo lắng nhiều về tài chính: Sợ không kiếm đủ tiền để hạnh phúc, áp lực cạnh tranh với bạn bè quá lớn nhưng lại chi tiêu bừa bãi

Theo một cuộc khảo sát năm 2019 của Experian, thế hệ Z có xu hướng lo lắng về tiền bạc nhiều hơn các thế hệ trước.

Khánh Linh bởi Khánh Linh
20/04/2022
trong Đa chiều, Tiêu điểm
0
0

51% người thuộc thế hệ Z lo sợ vấn đề tiền bạc sẽ ngăn cản họ làm những gì họ muốn trong cuộc sống.

43% sợ rằng họ sẽ không kiếm đủ tiền để hạnh phúc.

Chia sẻ liên quan:

Khi sáng tạo là vô hạn: Sẽ như thế nào nếu SGK được khoác màu áo mới?

10/02/2022

Marzuz hay một thế hệ trẻ cần sự kết nối mang tính thế hệ

05/02/2022

37% cảm thấy áp lực cạnh tranh tài chính với các đồng nghiệp.

36% cảm thấy họ sẽ không bao giờ đạt được sự an toàn về tài chính.

35% tự cho biết mình có thói quen chi tiêu kém.

30% tin rằng hệ thống được thiết lập để họ thất bại về tài chính.

Nhưng đừng lo lắng, có nhiều cách để chống chọi với những nỗi sợ hãi này. Và sau đây là 6 nỗi sợ cũng như cách giải quyết nhé!

Nỗi sợ hãi số 1: Vấn đề tiền bạc sẽ kìm hãm bạn

Một số Gen Z đang phải đối mặt với rất nhiều nợ ⁠- có phải chỉ vài nghìn đô la? Thế thì bạn lầm rồi

81% Gen Z cho biết họ có các mục tiêu cụ thể mà họ muốn hoàn thành trong 5 đến 10 năm tới. Tuy nhiên, điều đó khá khó thực hiện khi bị nợ nần chồng chất. Và một nửa trong số những Gen Z được khảo sát cho biết “có nhiều tiền hơn sẽ cải thiện cuộc sống của họ hơn”.

Cách giải quyết: Sống trong khả năng của bạn

Những người trẻ tuổi nên sống tốt dưới khả năng của mình, nhanh chóng gỡ bỏ các khoản vay sinh viên và thanh toán mọi hóa đơn thẻ tín dụng mà họ đã tích lũy để bắt đầu công việc mới của mình.

Nỗi sợ thứ 2: Không kiếm đủ để hạnh phúc

Khi còn trẻ, không có gì lạ khi ta đặt ra những câu hỏi lớn, chẳng hạn như “làm thế nào để đạt được hạnh phúc”. Đối với nhiều người, câu trả lời nằm ở việc kiếm được nhiều tiền hơn. Vậy thì chính xác là bao nhiêu tiền? Đó hoàn toàn dựa vào mỗi người.

Các nhà kinh tế đã nghiên cứu con số kỳ diệu này trên thang đo mức độ hạnh phúc. Hai nhà kinh tế học tại Đại học Princeton gợi ý rằng tiền mua được hạnh phúc, nhưng chỉ lên đến 75.000 USD mỗi năm. Vì vậy, nếu thu nhập vượt quá 75.000 đô la mỗi năm thì tiền cũng không thực sự cải thiện cuộc sống hàng ngày của họ. Những người đó còn thấy rằng “thu nhập cao mua được sự hài lòng về cuộc sống nhưng không mang lại hạnh phúc”.

Về cơ bản, bạn không cần phải giàu có để hạnh phúc, Gen Z à.

Cách giải quyết: Tìm thấy hạnh phúc ở chính bản thân

Theo thống kê, mọi người ngừng trở nên hạnh phúc hơn sau khi họ kiếm đủ tiền để đáp ứng các nghĩa vụ hàng tháng. Thay vào đó, hãy chọn tìm kiếm hạnh phúc từ chính bản thân, ví dụ thực hiện các sở thích như chơi đàn, vẽ tranh hay du lịch.

Nỗi sợ thứ 3: Cảm thấy áp lực cạnh tranh tài chính với các đồng nghiệp

Tuổi mới lớn đã hết lần này đến lần khác chứng minh rằng áp lực từ bạn bè không chỉ giúp bạn trưởng thành mà còn có thể khiến bạn nhụt chí.

Các tác động của áp lực từ bạn bè có ảnh hưởng đến việc ra quyết định tài chính của một người. Giáo sư tài chính tại Yale, nhận thấy rằng một người càng ít tiết kiệm hơn khi biết đồng nghiệp của họ tiết kiệm được bao nhiêu. “Những người này cảm thấy chán nản và mất tinh thần khi thấy họ kém xa các đồng nghiệp của họ như thế nào, nên họ sẽ mặc kệ”.

Cách giải quyết: Biết ưu tiên của bạn

Cảm thấy áp lực phải cạnh tranh về mặt tài chính là điều không thể tránh khỏi. Việc muốn những thứ đẹp hơn, mới hơn là điều bình thường và chúng ta bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội. Đây là lúc rất quan trọng để biết các ưu tiên của bạn và đưa ra các quyết định phù hợp với những điều đó.

Ví dụ: Nếu du lịch là ưu tiên hàng đầu của bạn và tham gia một chuyến đi sẽ khiến bạn thực sự hạnh phúc, thì đến lúc mua thiết bị công nghệ mới hot nhất hoặc quần áo, hãy suy nghĩ lại một chút, tự hỏi bản thân xem nó có giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu hoặc xa hơn. Chi tiêu theo những cách cải thiện chất lượng cuộc sống và khiến bạn hạnh phúc sẽ giảm bớt áp lực cạnh tranh tài chính với các đồng nghiệp của bạn.

Nỗi sợ hãi số 4: Bất an về tài chính

Khi bắt đầu sự nghiệp của mình, Gen Z không tập trung vào kiến ​​thức về tài chính cá nhân. 57% thế hệ Z không biết có bao nhiêu tiền trong tài khoản tiết kiệm của họ.

Đó là một “red flag”, vì quỹ khẩn cấp là một bước quan trọng để đạt được đảm bảo tài chính. Bằng cách lập ra quỹ khẩn cấp, Gen Z có thể giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc vay nợ để trang trải khoản chi phí này.

Bạn nên tiết kiệm chi phí ít nhất từ ​​ba đến sáu tháng, mặc dù mức chi phí này thay đổi tùy theo tình hình tài chính cá nhân.

Cách giải quyết: Bắt đầu một quỹ khẩn cấp

Nếu sự an toàn về tài chính trong tương lai của bạn hiện lên trong đầu và khiến bạn lo lắng, thì có thể bạn cần cân nhắc đưa nó vào danh sách các ưu tiên của mình ngay bây giờ. Nếu chưa có, bạn có thể bắt đầu làm những việc để chuẩn bị cho tương lai, chẳng hạn như bắt đầu một quỹ khẩn cấp hoặc xem xét số tiền bạn đang đóng góp vào quỹ hưu trí. Nếu bạn bắt đầu dồn tiền cho tương lai của mình ngay bây giờ, bạn sẽ bớt lo lắng hơn.

Nỗi sợ thứ 5: Thói quen chi tiêu kém

Gen Z đang chi tiêu do áp lực khi lớn lên trên mạng xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội tạo ra một tập hợp áp lực khuyến khích mọi người chi tiền cho “các dịch vụ giải trí”, bao gồm ăn uống, đi chơi và du lịch.

Có lẽ Gen Z nhận thức được thói quen chi tiêu không tốt của họ, nhưng bất lực trước áp lực của bạn bè. Vì Gen Z ở độ tuổi ngoài 20 có xu hướng dựa vào ý kiến ​​của bạn bè khi đưa ra các quyết định tài chính.

Từ việc thể hiện cuộc sống của mình trên mạng xã hội, Gen Z đang bị thúc đẩy chi tiêu bừa bãi, có thể là ngoài khả năng của họ. Điều này, cùng với áp lực tài chính từ bạn bè, là một sự kết hợp khiến Gen Z rơi vào vòng xoáy của thói quen chi tiêu kém.

Cách giải quyết: Thay đổi

Hãy tự quyết định rằng tiêu chuẩn của bạn cao hơn mức bạn hiện đang sống. Đặt tiêu chuẩn cao cho cuộc sống của bạn. Đóng băng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng của bạn trong một cốc nước nếu bạn phải làm như vậy. Nhưng hãy đưa ra quyết định rằng bạn tốt hơn những thói quen hiện tại của mình và sau đó quyết tâm làm bất cứ điều gì cần thiết để sống cuộc sống mà bạn đã chọn.

Nỗi sợ thứ 6: Hệ thống chống lại bạn

Gen Z sẽ gia nhập lực lượng lao động theo gót những người thuộc chủ nghĩa suy thoái, những người đã làm lung lay mọi thứ bằng cách định hướng sự nghiệp và đảm bảo sự ổn định sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Cách giải quyết: Lập kế hoạch kiếm tiền

Hầu hết mọi người thậm chí không có kế hoạch về cách họ sẽ chi tiêu từ tiền lương như thế nào. Nếu bạn không có kế hoạch tiền bạc, thì bạn thực sự khó kiểm soát tài chính. Việc lập kế hoạch tài chính cũng khá đơn giản, tuy khoảng thời gian đầu sẽ hơi khó khăn vì bạn chưa quen với việc tiết kiệm, nhưng “có công tiết kiệm có ngày giàu sang”.

Nguồn: Pháp luật & Bạn đọc


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Chủ đề: Áp lực tài chínhNỗi lo của Gen ZThế hệ Gen ZThói quen chi tiêuVấn đề về tiền bạc
Chia sẻ
Khánh Linh

Khánh Linh

Các chia sẻ khác:

Ngân hàng Việt đầu tiên triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer

bởi Khánh Linh
23/03/2023
0

Xu hướng ứng dụng điện toán đám mây (Cloud computing) đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong các doanh...

Khi bạn nhận ra và chấp nhận cái chết của mình ở tuổi 26

bởi Kỳ Hoa
23/03/2023
0

Mấy hôm nay thấy mọi thứ xung quanh mình từ các mối quan hệ, công việc... đều bất ổn. Chợt...

Tạo đà tăng trưởng kinh tế địa phương, ngân hàng liên tục mở rộng mạng lưới

bởi Khánh Linh
22/03/2023
0

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hoạt động bán lẻ là một trong những chiến lược được ngân hàng...

Mình sẽ vất vả đến bao giờ?

bởi Kỳ Hoa
20/03/2023
0

Ngày mới đi làm báo, mình được sếp giao một ngày viết 2 bài, nhưng vì chẳng có nghiệp vụ...

Ngân hàng phát triển bền vững thông qua đa dạng hệ sinh thái số

bởi Khánh Linh
16/03/2023
0

Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng được đánh giá đi đầu trong quá trình...

2 kiểu tình yêu trong nhạc tlinh 

bởi Kỳ Hoa
15/03/2023
0

- Yêu say đắm: Đi tìm một nửa duy nhất của đời mình, khao khát và mê say đối phương ...

Rủi ro khi làm F&B trong các Trung tâm thương mại

bởi Kỳ Hoa
14/03/2023
0

Thời gian hạn chế: Các TTTM mở cửa từ 9:00 (9:30)-22:00 (21:30 là ngưng nhận khách rồi), trong khi đó...

Ngân hàng nào phát triển tài chính bền vững tốt nhất Việt Nam?

bởi Khánh Linh
13/03/2023
0

Cụ thể, HDBank là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam nhận Giải thưởng The Asset Triple A Awards -...

Khách hàng ở Đồng Nai trúng xe hơi Peugeot cùng HDBank

bởi Khánh Linh
09/03/2023
0

Tại Lễ trao giải diễn ra tại TP. Biên Hòa, Đồng Nai sáng ngày 07/3/2023, chị Mai Dung (TP. Biên...

Đám tang Vũ Linh và sự vô văn hoá của người đời lên ngôi

bởi Khánh Linh
09/03/2023
0

Nghệ sĩ Vũ Linh cũng đã về với cát bụi. Một đời người với bao vinh quang và cả những...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Ngân hàng Việt đầu tiên triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer

23/03/2023

Khi bạn nhận ra và chấp nhận cái chết của mình ở tuổi 26

23/03/2023

Tạo đà tăng trưởng kinh tế địa phương, ngân hàng liên tục mở rộng mạng lưới

22/03/2023

Mình sẽ vất vả đến bao giờ?

20/03/2023

Ngân hàng phát triển bền vững thông qua đa dạng hệ sinh thái số

16/03/2023

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Địa chỉ:
80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 05/11/2019.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập