• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Góc Nhìn
Nam Á Bank
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả

Trang chủ » Đa chiều » Trẻ vị thành niên tự tử: Không đổ trách nhiệm nhưng cần giải pháp

Trẻ vị thành niên tự tử: Không đổ trách nhiệm nhưng cần giải pháp

Đã là vấn đề thì đừng đổ lỗi mà hãy tìm giải pháp. Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai đã chia sẻ một bài viết trên trang Facebook xoay quanh câu chuyện trẻ tự tử và những giải pháp tổng thể để khắc phục.

Xù bởi Xù
04/04/2022
trong Đa chiều, Điểm nóng, Tiêu điểm
0
0

Tôi có thói quen viết nhật ký từ năm 14 tuổi. Cho đến bây giờ, tôi vẫn giữ lại những quyển sổ chi chít chữ từ thuở thơ bé. Trong một lần về thăm nhà, tôi thử đọc lại một phần ký ức tuổi thơ. Tôi bàng hoàng vì nó khác hẳn những gì mình vẫn nhớ tới trong đầu, như thể tôi đang đi qua một quãng đời không phải của mình. Đó là câu chuyện của một đứa trẻ con cấp hai vui vẻ, nghịch ngợm, nhưng trong vòng một năm đã vài lần nghĩ đến tự tử.

Chia sẻ liên quan:

Chuyện hôm nay: Dear thiếu niên

10/05/2022

Chọn 12 triệu đồng/tháng làm văn phòng máy lạnh hay 60 triệu/tháng nhờ bán gà rán ám dầu mỡ?

14/04/2022

25 TUỔI VẪN TRẺ CON?

Ý nghĩ về cái chết xảy ra ở hầu như tất cả các độ tuổi, nhưng đặc biệt cao ở nhóm thanh thiếu niên. Theo số liệu của UNICEF, trung mỗi ngày có 3000 trẻ vị thành niên tự sát. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do đặc trưng lứa tuổi đang định hình nhân cách, dễ bị tổn thương và ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.

Ở trẻ mới lớn, bộ não của các em thường đã phát triển hoàn chỉnh ở những vùng có chức năng “nhận biết và thể hiện” cảm xúc. Tuy nhiên, sự liên kết với phần thùy não trước có chức năng “quản lý” cảm xúc thì vẫn còn đang được xây dựng dang dở. Đáng chú ý là phần liên kết với não trước này chỉ phát triển hoàn thiện khi chúng ta bước sang tuổi 24-25.

Việc coi trẻ em là người lớn ở mốc 18 tuổi chỉ có ý nghĩa xã hội. Tuy nhiên, về mặt thần kinh học, 18 tuổi chưa phải là tuổi trưởng thành của não bộ.

Chính vì vậy, tuổi mới lớn thường bị gọi là tuổi “dở dở ương ương”, là lứa tuổi luôn đi kèm cùng nhiều thách thức. Khi gặp khúc mắc trong cuộc sống, tự tử có thể được coi là một giải pháp mà không hề được các em suy nghĩ thấu đáo tại sao.

TRẺ CON NGHĨ GÌ KHI NGHĨ VỀ TỰ TỬ

Trong nhật ký của tôi tuổi 14, tôi nhớ nhung thầm một bạn trai ngồi bàn sau. Tôi viết thơ cho bạn ấy. Tôi ước chi chỉ cần bạn ấy thơm lên má mình một cái thôi, mình sẽ trở thành cô bé hạnh phúc nhất đời.

Thế rồi bão tố xảy ra. Mẹ và chị gái tôi – cũng là một giáo viên rất có uy tín – tóm được cuốn nhật ký. Họ mang ra mổ xẻ. Đọc đến đoạn về nụ hôn, chị gái tôi trìu mến giải thích: “Bé như em chưa biết thế nào là yêu đâu. Muốn thơm à? Đây, chị thơm cho em luôn một cái”. Khi chị chạm môi vào má tôi, ý nghĩ đầu tiên của tôi là muốn chết.

Như đã nói ở trên, với trẻ vị thành niên, khả năng “bộc lộ xúc cảm” có thể được đẩy đến volume cao nhất, nhưng khả năng “quản lý xúc cảm” vẫn chỉ là một bộ máy sơ sài. Thế nên trẻ con đôi khi nghĩ đến cái chết một cách nhanh chóng và ngốc nghếch.

Đằng sau những suy nghĩ về cái chết là ba cách nhìn của các em về vai trò của chúng trong cuộc sống.

– Thứ nhất, các em cho rằng mình “đáng bị như thế” (The punished self). Bé tí mà yêu thì là xấu, là có lỗi. Thế nên việc mình bị phạt, hoặc mình tự làm đau mình (self-harm), hoặc mình chết đi…là những hình phạt mình phải chịu. Vì lỗi là của mình, nên mình không thể giận giữ, trách móc kẻ khác. Kẻ bị phạt chỉ là riêng bản thân mình mà thôi. Mục đích của hình phạt là để bản thân không còn là gánh nặng cho người khác.

– Thứ hai, nỗi đau và cái chết là cách các em muốn được “giải thoát” khỏi sự hoang mang mất tự chủ. (The unknown self). Bị đọc nhật ký, tình cảm với bạn khác giới bị coi nhẹ, sự tin tưởng bị phá vỡ…là những cảm xúc mang tính khủng hoảng trong cái thế giới bé nhỏ của bộ não trẻ con.

Tương tự, những cảm xúc có tính phá hủy khác là áp lực sống, áp lực học học hành, mâu thuẫn gia đình, bị bắt nạt, bị quấy rối, hay những biến cố đau thương bất ngờ trong cuộc đời.

Tự làm mình đau đớn như cắt tay đến chảy máu, hoặc tự sát là những nỗi đau có thể tự điều khiển được. Nó trung hòa và thiết lập lại trạng thái cân bằng với những nỗi đau không dưng ập đến ngoài tầm kiểm soát, ngoài tầm hiểu biết của các em.

Từ góc nhìn tiến hóa, chỉ loài người mới có khả năng nhìn nhận và đánh giá nỗi đau của mình, rồi dùng bộ não để lập kế hoạch tự hủy diệt nhằm chấm dứt nỗi đau ấy. Nó thể hiện tính triết học về quyền tự quyết. Ta đã không được chọn sinh ra, nhưng ta có thể quyết định mình sẽ chết đi như thế nào.

– Cuối cùng, nỗi đau và cái chết là cách các em muốn “cảnh báo” về tình trạng của mình. Như một lời kêu cứu, vì hình như không ai lắng nghe. Trẻ con đôi khi biến mình thành nạn nhân một cách vô thức vì các em cho rằng nếu mình ốm yếu hoặc gặp nạn, hẳn những người xung quanh sẽ quan tâm đến mình hơn.

Từ khía cạnh sinh học tiến hóa, hành vi tự tử là kết quả cuối cùng của một chuỗi những tín hiệu cảnh báo mà không được để ý. Giả thuyết này cho rằng những người gặp vấn đề đã vô thức tìm đến việc phát đi tín hiệu cứu giúp ở mức độ cao nhất, và cái chết chỉ là một hệ quả không hề mong muốn của tín hiệu đường cùng đó.

Như vậy, trẻ em khi tìm đến đau đớn và tự tử, các em thường chỉ muốn “giải thoát cho gia đình”, “giải thoát cho chính mình”, hoặc coi đó là một “lời kêu cứu”.

GIẢI PHÁP MANG TÍNH TỔNG THỂ

Những câu chuyện về tự tử có lẽ sẽ ngày càng diễn ra nhiều hơn. Theo báo cáo của UNICEF, tại Việt Nam, việc sống chung với gia đình và áp lực của môi trường sống chung khiến thanh thiếu niên tự tử nhiều hơn. Thật ngang trái bởi với những nạn nhân, gia đình không còn là nơi bình an mà trở thành môi trường độc hại. Sống chung không quan trọng bằng CHẤT LƯỢNG của sống chung.

Tuy nhiên, giải pháp không thể chỉ là việc hối thúc cha mẹ phải lắng nghe con cái. Bởi chính cha mẹ cũng là những nạn nhân hoang mang của áp lực nuôi con, áp lực xã hội.

Chúng ta cần một cách tiếp cận tổng thể hơn, một cách tiếp cận đòi hỏi tất cả chúng ta phải chung tay.

Tầng cá nhân

Ở tầng cá nhân, mỗi chúng ta cần tầm soát bản thân và những người thân yêu để vẽ nên một bức tranh cụ thể về các yếu tố có thể góp phần vào việc khiến bản thân ta hoặc một người trong gia đình có khả năng tự sát.

Đó là tiền sử các vấn đề tâm lý như chứng biếng ăn, trầm cảm, rối loạn nhân cách. Các căn bệnh tâm lý này đóng góp tới 74% khả năng một người có thể tự sát. Khả năng ấy có thể bị trầm trọng thêm nếu người đó uống rượu hoặc dùng các chất kích thích khác.

Đó là tiền sử có các suy nghĩ hành động liên quan đến tự sát. Một phần ba số người tự sát đã từng có hành động cố gắng rời bỏ cuộc sống, và khả năng này cao hơn gấp 30 lần nếu đó là một em trai. Nếu trong gia đình hoặc người thân, bạn bè có người từng tự tử, câu chuyện tự sát có khả năng bị bình thường hóa, và tỷ lệ tự sát cũng cao hơn. Có những gia đình con cái tự sát bị ảnh hưởng vì chính bố / mẹ từng tự sát.

Cuối cùng, chúng ta cần tầm soát những yếu tố tính cách có khả năng đóng góp vào việc tự tử. Đó là lối suy nghĩ trắng đen rõ ràng, khả năng giải quyết vấn đề kém, trí nhớ hạn chế, thiếu tự tin hay nóng nảy.

Tầng quan hệ xã hội

Ở tầng quan hệ xã hội, giải pháp nằm trong tay các chủ thể trong quan hệ đôi lứa, gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp.

Đó là khi ta tầm soát xem mình và những người quanh có ai phải chịu đựng bạo lực tinh thần, bạo lực thể xác, bạo lực tài chính không? Có ai thiếu thốn sự giúp đỡ và lắng nghe? Có ai căng thẳng và áp lực? Có ai buồn nản và muốn buông xuôi? Có ai bị bắt nạt, bị trêu đùa, bị xa lánh? Có ai mâu thuẫn gia đình và đang sống trong triền miên xung đột với chính những người thân yêu nhất?

Gia đình là một trong những giải pháp tốt nhất để chữa lành

Tầng cộng đồng

Ở tầng cộng đồng, trách nhiệm được đặt vào tay các nhà làm chính sách. Bức tranh tầm soát được nâng lên với việc nhận biết sự sẵn có của các thiết chế trợ giúp như chuyên gia tâm lý, đường dây nóng, các hội nhóm tương trợ, các nhà tình thương, các khóa học chữa lành, các chính sách đào tạo cho giáo viên về kỹ năng tâm lý, các khóa đào tạo cho học sinh về khả năng quản lý cảm xúc, các khóa đào tạo cho ba mẹ về khả năng tương tác với con, các tài liệu học lồng ghép vào chương trình chính khóa …vv.

Câu hỏi cho các nhà làm chính sách là: “Việt Nam đang ở đâu trong sự sẵn sàng của những thiết chế ấy?” Hay cụ thể hơn, ở những ngôi trường nơi có học sinh tự tử, ban giám hiệu đã nói gì, làm gì, hoạch định những gì sau khi sự việc xảy ra…hay họ chỉ im lặng chờ mọi việc như một con sóng xô qua?

Ở mức cao hơn, bộ giáo dục đã làm gì để giải quyết áp lực học hành, áp lực điểm số, áp lực thi đua, sự bất cập của hệ thống trường chuyên lớp chọn, sự vô lý của 100% học sinh giỏi khi tốt nghiệp nhưng tỷ lệ thất nghiệp, làm trái nghề và chất lượng lao động vẫn kém so với các nước láng giềng?

Bức tranh tầm soát lớn cũng chỉ ra những cá nhân và nhóm người có nguy cơ cao như thanh thiếu niên, người có mức sống thấp, người nhập cư từ nông thôn ra thành phố, người không có bảo hiểm y tế xã hội… Bức tranh lớn cho ta thấy vấn nạn tự tử gắn liền với những bất công xã hội như phân biệt vùng miền, giới tính, sắc tộc, tôn giáo và khả năng tài chính.

Ví dụ, cuộc khủng hoảng nhà ở tại Mỹ năm 2005 khiến số người tự tử tăng lên gấp hai, hay nâng mức lương tối thiểu theo giờ lên chỉ 1$ có thể giúp cứu sống 27.000 sinh mạng. Tương tự, tỷ lệ tử tự ở những sắc dân dễ bị tổn thương thường cao hơn số liệu trung bình trong một quốc gia.

Một trong những áp lực lớn nhất của trẻ lại đến từ môi trường học đường

Tầng nhận thức xã hội

Cuối cùng, bức tranh tầm soát ở mức cao nhất trong tầng nhận thức xã hội. Đó là nhiệm vụ của chính phủ, các nhà khoa học, giới truyền thông và hệ thống giáo dục. Chúng ta nhận ra sự yếu kém ở tầng này khi nhìn vào phản ứng của xã hội với người tự tử.

Đó là khi trầm cảm và các chứng bệnh tâm lý bị coi là “làm màu” hay “bị điên”. Đó cũng là xu thế ngược lại, coi TẤT CẢ những người tự tử là những ca bệnh trầm cảm.

Cách nhận thức đơn giản này khiến chúng ta nhìn thấy BỆNH trầm cảm ở mọi nơi và đơn giản nó một cách thái quá. Ví dụ, buồn bã không có nghĩa là trầm cảm. Nó có lẽ giống với việc ta quen dùng từ “tự kỷ” khi thấy ai đó hơi thu mình.

Điều này rất quan trọng trong một giải pháp tổng thể vì nếu quy tất cả thành trầm cảm, giải pháp sẽ chỉ dồn về việc chữa trị một căn bệnh. Trong khi đó, nguyên nhân tự sát không chỉ là một căn bệnh đơn lẻ. Rất nhiều áp lực, bất công và vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, ở nhiều tầng khác nhau (như ta đang liệt kê) đều có thể là lý do để người thân của chúng ta tìm đến cái chết.

Sự thiếu hụt ở tầng nhận thức xã hội cũng là khi ta đổ lỗi cho nạn nhân. Đó là khi em SV đeo đá nhảy sông tự tử thì ngoài những xót xa còn có không ít kẻ mắng mỏ người đã khuất là một đứa con ích kỷ, bất hiếu. Thậm chí có người kể rằng ở quê họ, chiếc roi mây được quất vào quan tài để trừng phạt kẻ bỏ lại cha mẹ già mà tự giải thoát cho bản thân.

Mạng xã hội nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ

Nguy hiểm hơn, đó là khi truyền thông hồn nhiên đăng ảnh người đã khuất, thư tuyệt mệnh và clip nhảy lầu mà không hề có sự cho phép của gia đình. Sự thiếu hụt nhận thức ở tầng xã hội đến mức nhiều cơ quan báo chí không hiểu, hoặc chưa hiểu được rằng loan tin về tự tử như một câu câu chuyện gay cấn thực ra lại khiến những người đang có ý định tự tử quyết liệt hơn với hành động của mình.

Đó là vì tự tử có tính lây lan (hiệu ứng Werther). Thanh thiếu niên học theo những gì người khác làm, nhất là khi một người nổi tiếng tự tử.

Ví dụ, cái chết của Marilyn Monroe dẫn đến khoảng 200 vụ tự tử diễn ra chỉ trong vòng một tháng sau đó. Điều tương tự xảy ra với cái chết của Choi Jin Sil, khiến tỷ lệ tự sát vọt lên 162%. Hiện tượng này cũng được ghi nhận bởi những người lính, học sinh và nhiều tầng lớp xã hội khác. Đây chính là lý do mà series truyền hình Netflix “13 Reasons Why” phải biên tập lại hình ảnh nhân vật chính Hannah cắt cổ tay trong bồn tắm, và series này vẫn tiếp tục được nghiên cứu cẩn thận vì nỗi lo sợ có thể làm tăng tỷ lệ tự tử trong nhóm tuổi mới lớn.

Để kết luận, như vậy, sau mỗi sự việc đau lòng, thật khó có thể quy trách nhiệm cho ai vì sự nhạy cảm và phức tạp của mỗi phận người. Tuy nhiên, một giải pháp tổng thể, có tính chiến lược, bao quát và bao hàm phải được chỉ ra và thực hiện.

Nó phải đi từ những tầng cơ bản như đặc trưng tính cách và sức khỏe của mỗi cá nhân, đến những mối quan hệ của cá nhân đó với những người xung quanh, bao trùm tới những thách thức mà cá nhân đó phải đối mặt như kỳ thị giới tính, chủng tộc, cơ thể, chất lượng cuộc sống hay khả năng tiếp cận với những thiết chế trợ giúp; và cuối cùng là trình độ nhận thức xã hội về tự tử.

Việt Nam hiện vẫn có tỷ lệ tự sát ở thanh thiếu niên đứng ở vị trí thấp. Tuy nhiên, con số đang gia tăng. Các nhà làm chính sách có thể cân nhắc một phương thức tiếp cận đi trước đón đầu. Để mỗi lần có một câu chuyện buồn xảy ra, những mạng người mất đi không chỉ như những drama vụt qua trên mạng xã hội.

CUỘC SỐNG LÀ ĐÁNG QUÝ

Ở Sydney có một bờ vực đá cao chót vót, nhìn xuống thăm thẳm là một bãi đá mênh mang, nằm gọn trong vòng tay ôm của những con sóng lớn bạc trắng đầu.

Gần đây, người ta phải nhìn The Gap bằng cách kiễng chân ngó qua những cái hàng rào có treo biển cảnh báo người tự tử và đường dây nóng để họ thấy rằng, lúc nào cũng có một người sẵn sàng lắng nghe.

Hôm ấy quay lại The Gap, tôi nhìn thấy một tấm biển đề “cuộc sống là đáng quý”. Cúi nhìn, tôi nhận ra một hàng chữ nhỏ hơn ai đó đã viết thêm ở mé bên: “nhưng đáng quý hơn là được sống hạnh phúc và ý nghĩa”.

Câu viết ấy đi theo tôi mãi, nhắc nhở tôi rằng được sinh ra chưa chắc đã là một ân huệ. Được sống trong yêu thương mới là ân sủng trong cõi đời này.

Bài rút ngắn trên BBC

Bài viết được chia sẻ bởi Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Chủ đề: Áp lực của trẻ conCâu chuyện cuộc sốngGiải pháp cho vấn đề trẻ tự tửTrầm cảmTrẻ vị thành niên tự tử
Chia sẻ
Xù

Xù

Các chia sẻ khác:

Triệu phú Mỹ khuyên các bạn trẻ Gen Z cần sống tiết kiệm hơn

bởi Kỳ Hoa
30/06/2022
0

Mãi đến hôm nọ trò chuyện với một nhỏ bạn, nhỏ kể bạn nhỏ làm ngân hàng, lương tháng 10...

Khám phá bí ẩn bên trong lớp vỏ VinFast Vento S

bởi Vân Tường
30/06/2022
0

Chỉ trong thời gian ngắn sau khi ra mắt, Vento S được xem là làn gió mới đầy khác biệt...

Chỉ sống bằng 1 nguồn thu nhập từ lương, Gen Z ‘có ổn không’?

bởi Kỳ Hoa
30/06/2022
0

Mình vừa đọc bài viết Ai cũng đầu tư, Gen Z chỉ "sống bằng lương nghĩ gì?" trên Kênh 14. Thật...

Hoa hậu hoàn vũ thế giới cùng hội tụ điểm du lịch sinh thái-tâm linh nổi tiếng bậc nhất Tây Nguyên giữa chốn mây ngàn

bởi Vân Tường
30/06/2022
0

Nàng thơ giữa rừng Đà Lạt – nơi hội tụ chốn mây ngàn Được ví như “Nàng thơ giữa rừng...

Highlands tăng giá, khách có bỏ đi không?

bởi Kỳ Hoa
29/06/2022
0

Kinh doanh cuối cùng doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo được một biên lợi nhuận lành mạnh. Lành mạnh ở...

Áp niên hạn 50-70 năm cho nhà chung cư có ưu điểm gì?

bởi Kỳ Hoa
27/06/2022
0

Theo đề xuất của Bộ Xây Dựng, thời hạn sở hữu nhà chung cư có thể được xác định theo...

Vị trí top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán có sự thay đổi lớn

bởi Kỳ Hoa
27/06/2022
0

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch Vingroup) vẫn là người có tài sản lớn nhất dẫn đầu thị trường...

Nam A Bank sẽ “sát cánh” cùng Top 3 HHHV Việt Nam 2022 trong các hoạt động vì cộng đồng

bởi Linh Kha
26/06/2022
0

Ông Trần Khải Hoàn, Phó Tổng Giám đốc thường trực Nam A Bank trao thưởng  cho Tân HHHV Việt Nam...

Gạch Thuận Hoà – Đồng Nai được nhiều nhà thầu trường học, bệnh viện, nhà máy, khu công nghiệp tin dùng

bởi Xù
25/06/2022
0

Trải qua hơn 25 năm hình th​​ành và phát tri​​ển, Gạch Thuận Hoà dưới sự dẫn d​​ắt của vị Giám...

Hoa hậu Hoàn vũ trải nghiệm không gian giao dịch hiện đại ở một Ngân hàng

bởi Xù
24/06/2022
0

Dàn Người đẹp HHHV trải nghiệm và phấn khởi trước Robot OPBA của Nam A Bank Sau đêm thi Bán...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

HSBC lựa chọn Vinamilk là 1 trong 5 cổ phiếu đáng quan tâm nhất tại Đông Nam Á

04/07/2022

Triệu phú Mỹ khuyên các bạn trẻ Gen Z cần sống tiết kiệm hơn

30/06/2022

Khám phá bí ẩn bên trong lớp vỏ VinFast Vento S

30/06/2022

Chỉ sống bằng 1 nguồn thu nhập từ lương, Gen Z ‘có ổn không’?

30/06/2022

Hoa hậu hoàn vũ thế giới cùng hội tụ điểm du lịch sinh thái-tâm linh nổi tiếng bậc nhất Tây Nguyên giữa chốn mây ngàn

30/06/2022

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập