• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Góc Nhìn
Nam Á Bank
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả

Trang chủ » Xu hướng » Tác động của gói cấp bù lãi suất tới thị trường chứng khoán

Tác động của gói cấp bù lãi suất tới thị trường chứng khoán

Theo chuyên gia, sẽ không có câu chuyện bơm thanh khoản thêm từ gói cấp bù lãi suất 3.000 tỷ đồng, mà là một biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp vốn đang rất yếu ớt sau đợt dịch.

Thiên An bởi Thiên An
30/09/2021
trong Tiêu điểm, Xu hướng
0
0

Khó… vay mới

Gói cấp bù lãi suất trị giá 3000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, thông qua các ngân hàng nhằm giảm lãi suất cho vay được xem là một trong những hỗ trợ có ý nghĩa lớn với các doanh nghiệp hiện nay.

Chia sẻ liên quan:

Chứng khoán phái sinh – Liệu có cần cho một thị trường “non trẻ”?

18/05/2022

Ảnh hưởng của phái sinh đến cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết chân chính

17/05/2022

Theo phân tích của ông Phan Lê Thành Long, chuyên gia tài chính, Giám đốc Hãng tư vấn AFA Research & Education, trong quá khứ, Việt Nam đã có kinh nghiệm về việc thực hiện cấp bù lãi suất, đó là gói hỗ trợ cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Vào cuối năm 2009, trong điều kiện kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng trì trệ, giảm phát, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra gói cấp bù lại suất 4%, với các doanh nghiệp hoạt động trong những lĩnh vực thiết yếu như: sản xuất, nông nghiệp, dịch vụ,…

Khi đó, doanh nghiệp đang phải vay vốn với lãi suất 14-16% một năm, sẽ chỉ phải trả ngân hàng 12%, còn lãi suất cấp bù sẽ trả phần còn lại cho ngân hàng. Nhưng Chính phủ Việt Nam và NHNN đã có một bài học rất lớn khi cấp bù lãi suất chệch mục tiêu, không đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, mà quay trở lại ngân hàng đảo nợ, dòng tiền đi vào thị trường bất động sản, chứng khoán, gây ra lạm phát hai con số vào năm 2011 lên đến 18,6%. Ảnh hưởng lớn nhất là thị trường bất động sản đóng băng, ngân hàng chịu nợ xấu và thị trường chứng khoản sụt giảm nghiêm trọng.

 

Ông Phan Lê Thành Long

Quay trở lại bài toán gói lãi suất hỗ trợ 3-4 % lần này, với con số 3.000 tỷ đồng cũng là Chính phủ dùng ngân sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Hiện nay, mức lãi suất mà các doanh nghiệp vay ngắn hạn đâu đó khoảng 6-6,8% và nếu cho vay khoảng 3-4% thì ngân sách sẽ cấp bù 3% lãi suất, suy ra số tiền gói vay khoảng 100.000 tỷ đồng”, ông Long phân tích.

Cũng theo đánh giá của vị chuyên gia, phần lớn trong 100.000 tỷ vốn vay này sẽ là khoản vay hiện hữu trong hạn mức doanh nghiệp có sẵn và doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi từ ngân sách, còn ngân hàng vẫn nhận đủ lãi suất từ 6-6,8%. Vì hiện nay, điều kiện cho vay của các ngân hàng áp cho doanh nghiệp không thay đổi, với các tiêu chí như tài sản đảm bảo, hệ số tài chính,… vẫn giữ nguyên. Tác động từ đại dịch COVID-19 khiến các ngân hàng thương mại phải băn khoăn về câu chuyện nợ xấu phát sinh trong tương lai, nên họ càng có xu hướng thắt chặt các chính sách của mình.

Chính vì vậy, đây cũng là một rào cản của các doanh nghiệp, khi cho vay chủ yếu dựa trên tài sản bảo đảm và tài sản này cũng đã dựa trên những hạn mức có sẵn, còn vay mới cũng không dễ. Mặt khác, các doanh nghiệp liệu có vay mới không, có mạnh dạn tăng trưởng để hưởng được phần ưu đãi này hay không, cũng là một vấn đề đáng bàn.

Đưa ra quan điểm của mình, ông Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc AFA Capital nhận xét, việc “bơm tiền” thuộc về chính sách tiền tệ, còn các gói hỗ trợ thuộc về chính sách tài khóa. Trong trường hợp này, chúng ta cần làm rõ đây là hỗ trợ lãi suất bằng phương án kết hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá.

Cụ thể, chính sách tài khoá cung cấp một gói ngân sách 3.000 tỷ đồng, còn chính sách tiền tệ thông qua NHNN và các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp 3.000 tỷ đồng tính trên dư nợ 100.000 nghìn tỷ đồng, sẽ tương ứng giảm 3% trong vòng 1 năm (nếu 4% thì dư nợ hỗ trợ sẽ giảm tương ứng).

“Như vậy, sẽ không có câu chuyện bơm thanh khoản thêm, mà là một biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp vốn đang rất yếu ớt sau đợt dịch lần thứ 4 bùng phát. Đây là một chính sách rất đúng và trúng, cần tiếp tục giảm thêm vì ai làm doanh nghiệp cũng sẽ thấy rõ ràng vấn đề của dòng tiền đang thực sự kiệt quệ sau đại dịch.

Lo ngại lớn nhất của thị trường đó chính là “mũi tiêm” này không trúng đích, không đi vào sản xuất, kinh doanh và gây sốt đó là lạm phát. Tuy nhiên, về phía ngân hàng, theo số liệu đến 21/9, tổng dư nợ mới tăng trưởng 7% so với đầu năm, dư địa cho tăng trưởng tín dụng 4 tháng cuối năm còn hơn 5%, việc tiếp tục hỗ trợ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp cũng là một phương thức để phòng ngừa nợ xấu có thể phát sinh trên hệ thống”, ông Tuấn nêu.

Tác động mạnh đến DNNVV

Một vấn đề đang rất được quan tâm hiện nay nữa, là lý do nào khiến các doanh nghiệp khó khăn và Chính phủ sẽ đưa ra khỏi hỗ trợ như thế này thì có những thông số cụ thể ra sao?

Ông Nguyễn Minh Tuấn

Vị CEO AFA Capital cho rằng, Việt Nam hiện có 760.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Tuy quy mô nhỏ, nhưng mang lại hiệu suất khá lớn trong nền kinh tế, bằng chứng là các doanh nghiệp này đóng góp 45% GDP, 35% ngân sách nhà nước và chiếm 30% doanh số xuất khẩu. Đây đều là những con số ấn tượng, đặc biệt trong lĩnh vực tuyển dụng người lao động, thì lực lượng lao động làm trong các DNNVV, có trình độ vừa phải rất lớn. Vì thế, kế hoạch cấp bù lãi suất này hoàn toàn được ủng hộ khi nó có tác động đến các DNNVV. Còn những doanh nghiệp FDI, hay doanh nghiệp lớn, thì bản chất họ đã có tiềm lực lớn hơn và có khả năng vượt qua đại dịch.

Qua khảo sát, khó khăn trọng yếu của DNNVV hiện nay bao gồm: thị trường sụt giảm, khó khăn về lao động, khó khăn trong vận chuyển hàng hóa, khó khăn về nguồn tiền và khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu.

Ông Phan Lê Thành Long đánh giá, nguồn tiền được coi là huyết mạch giúp doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh, nhưng các doanh nghiệp này quản lý tài chính cũng không thực sự xuất sắc. Vấn đề cần hiện nay là họ phải có sự lưu thông về nguồn tiền, để chi trả phí vận hành, thanh toán các khoản nợ đến hạn, mua máy móc thiết bị tiếp tục sản xuất kinh doanh và với những hoạt động kinh doanh đang trong giai đoạn phát triển, thì còn cần phải mở rộng quy mô sản xuất. Xét ở nhiều góc độ, việc bổ sung vốn lưu động cho DNNVV là điều cực kỳ cấp thiết.

“Với gói hỗ trợ này, NHNN và Chính phủ đã có sự tính toán rất thận trọng, đây sẽ là một lợi thế lớn để tập trung vào ổn định kinh tế, nhưng như vậy, các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nặng bởi COVID-19 sẽ phải chờ thêm.

Nhìn tổng thể sẽ thấy, con số 100.000 tỷ đồng chỉ là con số nội suy từ 3.000 tỷ đồng hỗ trợ lãi suất mà ra. Mặt khác, số tiền này không hẳn là cho vay mới, mà phần lớn là hạn mức hiện có nhưng cũng góp phần tạo ra chất kích thích khá là tốt cho nền kinh tế. Đồng thời, các doanh nghiệp khó khăn về dòng tiền sẽ có cơ hội tốt hơn, tiết kiệm được chi phí lãi vay, khuyến khích họ làm được nhiều hơn. Vì vậy, doanh nghiệp vẫn cần phải tự thân vận động, cơ cấu lại tài chính để đảm bảo dòng tiền, sau đó mới tính đến việc tận dụng các gói hỗ trợ như trên”, ông Long phân tích.

Đáng chú ý, cả hai vị chuyên gia đều cùng khuyến nghị rằng, với các thông tin đã đưa ra về gói hỗ trợ khiến nhiều người nhầm tưởng đây là hoạt động “bơm tiền”, bơm thêm thanh khoản ra thị trường, có thể dễ khiến thị trường chứng khoán tăng nóng trong ngắn hạn. Tuy nhiên, phải nhìn thực chất vào vấn đề để có đánh giá thấu đáo hơn, còn việc thị trường có bị kích thích bởi thông tin này hay không thì nó chỉ có hiệu ứng hết sức ngắn hạn và không đáng kể.


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Nguồn: Diễm Ngọc / Diễn đàn doanh nghiệp
Chủ đề: giảm lãi suấtGiảm lãi suất cho vayLãi suất cho vayngân hnag2ngân sách nhà nướcThị trường chứng khoánvay ngắn hạn
Chia sẻ
Thiên An

Thiên An

Một gã rong chơi qua tháng ngày bằng câu chữ và code dạo..

Các chia sẻ khác:

Giữa ‘rừng’ doanh nghiệp cà phê, chuỗi siêu thị Xin chào Korea Mart chọn Meet More

bởi Kỳ Hoa
25/05/2022
0

Sáng nay (ngày 25/5), tham dự lễ ký kết giữa thương hiệu cà phê nông sản Việt - Meet More...

Thấy gì sau thừa nhận của Chủ tịch Hòa Phát?

bởi Xù
25/05/2022
0

Với dòng tiền tốt, kết quả kinh doanh thời gian qua thuận lợi và giá của HPG luôn giữ mức...

Hành trình năm thứ 15 của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam khởi động, mang sữa đến cho 21.000 trẻ em

bởi Xù
24/05/2022
0

Trao tặng 1,9 triệu ly sữa cho 21.000 trẻ em Năm 2022 đánh dấu cột mốc đặc biệt của hành...

Cờ vua Việt Nam giành 7 huy chương vàng, Nam A Bank trao thưởng 300 triệu

bởi Xù
23/05/2022
0

Việt Nam được đánh giá là nước có phong trào cờ vua mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Đội...

Ảnh: Duy Linh

FE CREDIT thưởng nóng 3 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam

bởi Xù
22/05/2022
0

Tối 21/5, Đội tuyển Bóng đá nữ Việt Nam đã xuất sắc lần thứ 3 liên tiếp đạt tấm huy...

Chăm sóc hệ tiêu hóa giúp tạo nên “thành trì” hệ miễn dịch

bởi Xù
21/05/2022
0

Tại họp báo Chương trình truyền thông hưởng ứng Ngày Sức khỏe Tiêu hóa Thế giới 29/5 với chủ đề...

Sổ tiết kiệm HDBank trị giá 300 triệu đồng đã tìm được chủ nhân

bởi Xù
21/05/2022
0

Lễ quay số đã được diễn ra với sự tham dự của bà Bùi Hoàng Yến đại diện Cục XTTM,...

Trái phiếu doanh nghiệp dính nhiều “scandal”: Lỗi do đâu?

bởi Xù
20/05/2022
0

Trái phiếu doanh nghiệp nhiều “scandal”: Lỗi do đâu? Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp...

Chứng khoán phái sinh – Liệu có cần cho một thị trường “non trẻ”?

bởi Xù
18/05/2022
0

Bài học nhãn tiền của phái sinh Trung Quốc Khi chúng ta nhìn lại sự sụp đổ của thị trường...

Ảnh hưởng của phái sinh đến cổ phiếu của các doanh nghiệp niêm yết chân chính

bởi Xù
17/05/2022
0

Trong tuần vừa qua, hàng loạt các bài viết liên quan đến thị trường chứng khoán trở nên sôi động,...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Giữa ‘rừng’ doanh nghiệp cà phê, chuỗi siêu thị Xin chào Korea Mart chọn Meet More

25/05/2022

Thấy gì sau thừa nhận của Chủ tịch Hòa Phát?

25/05/2022

Hành trình năm thứ 15 của Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam khởi động, mang sữa đến cho 21.000 trẻ em

24/05/2022

Cờ vua Việt Nam giành 7 huy chương vàng, Nam A Bank trao thưởng 300 triệu

23/05/2022
Ảnh: Duy Linh

FE CREDIT thưởng nóng 3 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam

22/05/2022

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • eMagazine
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập