Thầy Huỳnh Văn Thống là Giáo viên dạy Văn nức tiếng của trường THPT Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Đây là ngôi trường có bề dày lịch sử truyền thống, là cái nôi đào tạo tri thức, đặt nền tảng ban đầu, là bệ phóng cho bao thế hệ học trò của mảnh đất Ngũ Phụng Tề Phi.
Thầy tôi, Huỳnh Văn Thống, người lái đò vĩ đại, “thầy giáo ưu tú”, “thầy giáo nhân dân” trong lòng chúng tôi.
Dạy văn dạy người,bài tham luận của thầy Huỳnh Văn Thống, tổ trưởng tổ Văn trường THPT Quế Sơn trong lễ phát động xây dựng trường học hạnh phúc của Sở GD ĐT QNam
Người đăng: Chín Nguyễn vào Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019
Tôi đã trải qua nhiều cấp bậc trong giáo dục, được thụ lĩnh kiến thức của nhiều thầy cô, trải qua bao bước thăng trầm của trường đời, nhưng trong lòng vẫn không thể nào quên Thầy – người Thầy dạy Văn mê hoặc lòng người.

Hôm rồi, tôi tình cờ lướt facebook của thầy Nguyễn Chín, hiệu trưởng trường THPT Quế Sơn. Thầy Chín đăng tải video thầy Thống đang trình bày tham luận tại hội thảo do Sở Giáo dục tỉnh Quảng Nam tổ chức.
Trời ơi, lâu rồi tôi mới nghe lại cái giọng đọc truyền cảm đến tê người. Cái dáng gầy nhưng cứ rung lên nhịp nhàng theo giọng đọc đầy nội lực. Đôi mắt sáng và nụ cười hiền của Thầy toát lên nét sư phạm, nét nhân văn mà chắc hẳn chỉ có những con người tâm huyết với giáo dục lắm mới được ông Trời ban cho.
Tôi tự nhiên lạnh cả người. Cảm giác nhớ những buổi nghe thầy giảng bài của mười mấy năm về trước như hiển hiện xung quanh. Tôi khẽ rùng mình vì xúc động. Tim tôi đập mạnh vì những nhân vật Tờ nú, Chí Phèo, A Phủ… qua giọng đọc của Thầy cứ lần lượt kéo nhau về trong ký ức tôi, đầy sống động, chân thực.

Tôi thích tham luận của thầy vô cùng. Thầy đã chọn chủ đề rất thời sự, mà giáo dục thời đại nào cũng cần và nay thì là cấp thiết: Dạy văn – Dạy người.
Tôi đã đi qua hơn nửa cuộc đời. Chứng kiến bao hoan hỉ lòng người, càng thấy rằng: Văn học chính là Nhân học.
Chính những tiết văn học năm xưa ấy, chính giọng điệu ấy đã tiếp tôi thêm sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống, cho tôi thêm niềm tin yêu với cuộc đời và tấm lòng hướng thiện.
Lời của Thầy đã ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc đời tôi. Tôi có được ngày hôm nay, cũng từ những lời dạy văn ấy.
Ai nói chữ nghĩa, văn chương thì nghèo. Nhưng tôi đây, tôi thấy mình giàu lắm. Tôi có cả một kho báu… chữ nghĩa mà Thầy đã cho.

Có một nghề bụi phấn bám đầy tay….
Người đăng: Phạm Thúy vào Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2019
Xin trích dẫn những đoạn trong tham luận của thầy Thống mà chúng ta rất đnags đọc, suy ngẫm, khắc ghi:
“Dạy người” không phải là chức năng độc tôn của môn Văn, đó là cái đích cuối cùng của tất cả các môn học – hiểu theo nghĩa rộng nhất của từ này. Còn nếu hiểu “Dạy người” trong mối quan hệ với “Dạy chữ”, nghĩa là dạy cách sống, cách làm người, để con người càng hoàn thiện về nhân cách thì đó là ưu thế của môn Văn.
Do vậy trong tiết học văn, không phải cứ cố tâm hướng đến “dạy người” mới là dạy người. Theo cá nhân, tôi nghĩ có 2 con đường để thực hiện nghĩa vụ đẹp đẽ này: Một là thầy chỉ cần dạy thật tốt tiết văn ấy một cách tự nhiên, hai là biết liên hệ, gợi suy đúng lúc để tác động làm cho quá trình “dạy người” tự diễn ra trong mỗi học sinh.
Thực trạng nhức nhối về một số hiện tượng đạo đức, lối sống trong ngành giáo dục những năm gần đây đang tạo nên những phản quang dữ dội trên tấm gương người thầy. Đã có lúc ở một vài góc cạnh, tấm gương ấy có chút chuyển màu.
Việc “dạy người” trong “dạy văn” nói riêng, trong giáo dục nói chung ít nhiều có bị ảnh hưởng. Nhưng không vì thế mà chúng ta bi quan về bức tranh giáo dục, về chân dung người thầy trong hành trình “dạy người”. Chung quanh ta, quanh học sinh vẫn là những hình ảnh đẹp về người thầy, các em vẫn hằng ngày tiếp xúc, yêu thương và ngưỡng mộ thầy của mình. Trong ấn tượng truyền thống của con người Việt Nam, người thầy bao giờ cũng đáng kính trọng.
Chỉ một số hiện tượng đáng buồn gần đây làm cho không ít người lo lắng. Nhưng ai cũng biết, con người không bao giờ là nguyên phiến, và không ai dám tự nhận mình là tấm gương sáng. Người thầy cũng vậy, có đúng có sai, có những cái sai chấp nhận được và có những cái sai không thể chấp nhận.
Không ít trường hợp người thầy sai trái đến mức méo mó trước những va vấp từ cuộc đời. Chỉ có điều cái sai – đúng của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến một gia đình, một làng xóm, còn sai – đúng của người thầy sẽ ảnh hưởng đến một phạm vi xã hội rộng lớn hơn. Bởi hằng ngày thầy giáo luôn đứng trước học sinh, đối diện với dư luận xã hội, đối diện với bao tâm hồn non trẻ.
Từ đó có thể thấy, chính chân dung người thầy cũng trở thành một bài học sinh động về “dạy người” cho học sinh. Không thể tránh được sai lầm nhưng chúng ta phải thường xuyên tự nhìn lại mình, tự dặn lòng, để ít nhất cũng cho được học trò mình một niềm tin nào đó.
Tôi bỗng nhớ đến những lời thơ mà tôi từng viết cho mình trong bài “Làm thầy”:
“… Tôi dạy cho em bài học làm người / bỗng xấu hổ thấy mình chưa đủ lớn / cũng dối người, biện minh, hèn yếu / soi vào gương đâu dễ nhận ra mình! /
Đã bao lần tôi bắt em làm kiểm điểm / nay một lần thầy tự vấn lương tâm / em trong sáng quá để tôi thành chỗ tối / cảm ơn em tôi đã nhận ra mình!”
11/2019
HUỲNH VĂN THỐNG
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!