• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Góc Nhìn | Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng | Gocnhin.com.vn
Góc Nhìn
Lavita Bình Dương
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả

Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng

Tại một số dự án nhà ở xã hội chưa đủ điều kiện được chuyển nhượng, nhưng vẫn có nhiều người muốn mua lại bằng hợp đồng ủy quyền hay vi bằng. Người mua sẽ gặp những rủi ro gì?

Sunny Nguyễn bởi Sunny Nguyễn
05/03/2021
trong Tiêu điểm, Xu hướng
5 phút để đọc
0
0
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 1
Chia sẻ lên Facebook

Chị Phương Lan (Cầu Giấy – Hà Nội) cho biết, điều kiện kinh tế gia đình chị cũng không dư giả nên muốn mua lại nhà ở xã hội ở một dự án tại quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). Dự án này mới bàn giao nhà cho người dân về ở. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu thông tin, chị được biết phải sau 5 năm nữa chủ sở hữu mới được quyền chuyển nhượng.

Nên xem:

  • Vốn ngân hàng đổ vào bất động sản có đáng lo?
  • Hưng Thịnh Land khẳng định vị thế trong Top 10 nhà phát triển Bất Động Sản hàng đầu Việt Nam 2020
  • Property X được xướng tên trong Top 10 Sàn giao dịch Bất động sản tốt nhất năm 2020
Biết nhu cầu của chị Lan, nhiều người đã khuyên chị có thể mua nhà ở xã hội thông qua hợp đồng ủy quyền hoặc vi bằng thay vì phải chờ 5 năm nữa, khi chủ sở hữu nhà ở xã hội được quyền chuyển nhượng chị mới mua được.

Rất muốn mua nhưng chị Lan lo lắng việc mua bán nhà ở xã hội thông qua hợp đồng ủy quyền hoặc vi bằng liệu có rủi ro?

Chia sẻ liên quan:

Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 3

Giá căn hộ chung cư Thành phố Thủ Đức tiếp tục leo thang

19/04/2021
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 4

Phân khúc bất động sản nào “sáng” nhất trong quý đầu năm?

17/04/2021
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 2
Người mua có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội bằng hợp đồng ủy quyền, vi bằng. (Ảnh: Minh Thư)

Liên quan đến vấn đề này, chia sẻ với PV Infonet, Luật gia Trần Thu Hoài – Công ty Luật TNHH Everest cho biết: Đối tượng và điều kiện mua nhà ở xã hội được quy định tại Điều 49 và Điều 51 Luật Nhà ở 2014.

Còn Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội hướng dẫn Luật Nhà ở năm 2014 quy định:

Khoản 4 Điều 62 Luật Nhà ở năm 2014 quy định về nguyên tắc cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội như sau: “Bên thuê mua, bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm thanh toán hết tiền thuê mua, tiền mua nhà ở; trường hợp trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bên mua, bên thuê mua đã thanh toán hết tiền mua, thuê mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho đơn vị quản lý nhà ở xã hội đó hoặc bán cho đối tượng thuộc diện được mua nhà ở xã hội nếu đơn vị này không mua với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân”.

Quy định này được cụ thể tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP về phát triển, quản lý nhà ở xã hội hướng dẫn Luật Nhà ở năm 2014: “Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 5 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.

Do đó, nếu bên bán nhà của chị Lan chưa sử dụng đủ 5 năm hoặc chưa đủ thời gian 5 năm sau khi thanh toán đủ tiền mua nhà theo quy định thì chưa được phép chuyển nhượng căn hộ này cho gia đình chị.

Trong trường hợp chị Lan muốn mua căn hộ này theo cách ký kết hợp đồng ủy quyền, căn cứ theo quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận của bên ủy quyền cho phép bên được ủy quyền thay mặt mình thực hiện một công việc nhất định nhân danh bên ủy quyền trong thời hạn mà hai bên thỏa thuận.

Cụ thể, theo Điều 562: “Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Tuy nhiên, hình thức ủy quyền cũng có những rủi ro cho bên được ủy quyền như: Do hợp đồng ủy quyền là hợp đồng có thời hạn và bên được ủy quyền chỉ được thực hiện trong một phạm vi nhất định do bên ủy quyền cho phép thực hiện. Do đó, nếu chị ký hợp đồng ủy quyền với chủ căn hộ thì gia đình chị sẽ bị hạn chế một số quyền lợi.

Mặt khác, hợp đồng ủy quyền cũng sẽ bị coi là đương nhiên hết hiệu lực khi bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết; đồng thời bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền và chỉ cần thông báo trước cho bạn một thời gian nhất định và chi trả thù lao cho bên bạn nếu là hợp đồng ủy quyền có thù lao (theo quy định tại Điều 569 Bộ luật Dân sự năm 2015).

Hoặc nếu lựa chọn mua theo cách ký vi bằng về việc mua bán nhà khi bên bán chưa đủ điều kiện để bán nhà. Hợp đồng được ký vi bằng tại văn phòng thừa phát lại ghi nhận một sự kiện pháp lý là hai bên có thỏa thuận với nhau về việc mua bán. Đây là dạng hợp đồng mua bán trong tương lai. Tuy nhiên, người mua gặp nhiều rủi ro xuất phát từ việc vi bằng không là giao dịch bảo đảm, người mua đã giao tiền, nếu tranh chấp xảy ra người mua có thể mất trắng.

Từ tư vấn trên của Công ty Luật, hy vọng chị Lan và những người đang có ý định mua lại căn hộ ở những dự án nhà ở xã hội sẽ có thêm cơ sở để đưa ra quyết định cuối cùng của mình, hạn chế rủi ro.


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!


Nguồn: Theo Minh Thư/ Infonet
Chủ đề: Bất động sảnHợp đồng ủy quyềnNhà ở xã hội

Chia sẻ liên quan:

Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 5
Nghe và Nhìn

HoREA: Chính sách mới về bất động sản làm “ách tắc” việc lựa chọn chủ đầu tư

bởi Kỳ Hoa
19/04/2021

Ngày 19/4, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề nghị...

Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 6
Xu hướng

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất?

bởi Trần Giang
19/04/2021

Một số ngân hàng công bố lãi suất kỳ hạn 12-13 tháng dao động 7-8,2% với các khoản tiền gửi...

Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 7

Bất động sản Bình Chánh sôi động

19/04/2021
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 8

Nơi nhân viên hết mình vì con người và cộng đồng

19/04/2021
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 9

3 dạng cải tạo nhà cũ cho thuê, cách nào hút tiền nhiều về cho nhà đầu tư?

19/04/2021
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 10

Grab thu phụ phí trong dịp lễ giỗ tổ Hùng Vương và 30/4-1/5

19/04/2021
Đại hội cổ đông PGBank đã thông qua việc dừng sáp nhập với HDBank. Ảnh: S.T

“Tồn tại hay không tồn tại?”

19/04/2021
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 11

Giá căn hộ chung cư Thành phố Thủ Đức tiếp tục leo thang

19/04/2021
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 12

Ngân hàng Nhà nước nói gì về việc Mỹ gỡ mác thao túng tiền tệ cho Việt Nam?

17/04/2021
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 13

Phân khúc bất động sản nào “sáng” nhất trong quý đầu năm?

17/04/2021
Tải thêm
Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Trao tặng sản phẩm bảo hiểm cho cán bộ nhân viên Bệnh viện Từ Dũ

Manulife Việt Nam tri ân đội ngũ bác sĩ tại các bệnh viện phụ sản

19/04/2021
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 14

HoREA: Chính sách mới về bất động sản làm “ách tắc” việc lựa chọn chủ đầu tư

19/04/2021
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 15

Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất?

19/04/2021
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 16

Bất động sản Bình Chánh sôi động

19/04/2021
Có thể mất trắng nếu mua nhà xã hội qua hợp đồng ủy quyền, vi bằng 17

Nơi nhân viên hết mình vì con người và cộng đồng

19/04/2021

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập