• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Đăng ký
Đăng nhập
Góc Nhìn
Win Mart
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Đăng ký

Trang chủ » Đa chiều » Gian lận thi cử: Nếu không quyết liệt, tổn thương xã hội rất ghê gớm

Gian lận thi cử: Nếu không quyết liệt, tổn thương xã hội rất ghê gớm

Colin Huỳnh bởi Colin Huỳnh
31/08/2018
trong Đa chiều
0
0

“Điều quan trọng là tinh thần quyết tâm hướng tới sự công bằng và Bộ GD&ĐT phải có thái độ rõ ràng, không thỏa hiệp, quyết tâm xóa bỏ gian lận.”

LTS:Xung quanh câu chuyện gian lận thi cử, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với PGS. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Chia sẻ liên quan:

Chill ngắm hoàng hôn HomeTa, BBQ giữa núi rừng

07/02/2023

Các điểm giao dịch số tăng trưởng ấn tượng trong mùa Tết

06/02/2023

“Vô cùng nghiêm trọng”

Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang, và có thể cả một số địa phương khác, khiến dư luận vô cùng bức xúc và đổ vỡ niềm tin. Là một người dành nhiều thời gian quan tâm và theo dõi các vấn đề giáo dục, ông nhìn nhận câu chuyện này thế nào?

Cá nhân tôi cho rằng hành động sửa điểm lên đến hàng trăm bài là quy mô rất lớn và vô cùng nghiêm trọng, cho dù nó chỉ do một cá nhân xâm nhập hệ thống máy tính hay do một tổ chức cấu kết thực hiện.

Tính nghiêm trọng của một hành động nằm ở mức độ biến đổi hành vi con người theo hướng bất lợi cho xã hội. Pháp luật được sinh ra để giảm thiểu sự méo mó này. Thậm chí, trong xã hội xưa, hành động này bị trừng phạt nặng hơn buôn ma túy, bởi triều đình lo ngại nó có thể bóp méo hành vi con người, đẩy xã hội vào rối loạn.

Có thể nhiều người nghĩ tôi quá nặng nề, nhưng hãy thử nhìn toàn bộ đời sống của đa số gia đình Việt Nam hiện nay, bao nhiêu công sức và nguồn lực đều dồn vào đầu tư cho con người, tức là cho con cái họ. Ai cũng hình dung được quá trình đó tốn kém thế nào, kéo dài suốt nhiều năm ra sao… Các bậc phụ huynh đầu tư 12 năm trời trông ngóng đến cái đích là con cái đỗ vào đại học.

Mặc dù cách các gia đình “sùng bái” thi cử không hẳn đã là đúng, nhưng xã hội vẫn đang vận hành như vậy. Thế mà giờ đây, một cá nhân hay tổ chức có thể bằng cách nào đó sửa được điểm ở quy mô lớn để những học sinh điểm thấp thì đỗ, còn những học sinh mất bao công sức học hành có thể lại trượt. Một nhóm những người không phải đầu tư, không phải bỏ nguồn lực mà lại chiếm mất cơ hội của nhóm những người đã đầu tư và hy sinh nguồn lực trong suốt thời gian dài. Đó là bất công, là ăn cắp nỗ lực của hàng trăm gia đình.

Xung quanh vụ việc này, có người đặt ra câu hỏi nếu là người phát hiện việc rút bài sửa điểm thì sẽ làm gì, có tố cáo không? Trong khi nhẽ ra đó là việc đương nhiên cần làm. Liệu đó có phải một chỉ báo xã hội về sự thỏa hiệp và kém đấu tranh không, thưa ông?

Về nguyên tắc, với một kỳ thi thế này, kết quả cần phản ánh đúng năng lực của thí sinh. Ai giải được 2 câu thì phải được biết là giải được 2 câu. Đứa trẻ học kém, hay chẳng may đen đủi, thì điểm số phản ánh việc đó. Vì thế người ta mới sinh ra các cuộc thi. Cũng có các hệ thống đánh giá khác, như dựa trên nhận xét, thư giới thiệu, nhưng nếu ta đã lựa chọn cách phân loại dựa trên bài thi thì phải tuân thủ luật chơi, dù nó có thể chưa hoàn thiện.

Vậy nhưng trước một việc sai trái rõ rành, mà còn băn khoăn nên tố cáo hay không thì nó cho thấy cảm xúc về công lý, khả năng đề kháng với cái xấu của các thành viên xã hội đó đã bị xói mòn đi rất nhiều. Có lẽ cũng là bởi người ta chứng kiến việc công lý bị xâm phạm đã không còn là “hy hữu”.

Chẳng hạn ngay trên ghế nhà trường thôi, trong những năm qua, đã có nhiều bất công xuất hiện. Bất công không hẳn dưới dạng một đứa trẻ nào đó bị đàn áp vô cớ, mà dưới dạng nó thấy những đứa trẻ khác có đặc quyền, bố mẹ làm to hoặc có điều kiện để “chạy chọt”, thấy cô giáo yêu bạn này ghét bạn kia tùy theo việc bố mẹ các bạn “chăm sóc” cô ra sao… Những đứa trẻ cảm thấy tổn thương vì bất công nhưng vẫn phải chấp nhận, phải làm quen, đến mức nó dần đó như một thực tế.

Bọn trẻ không vô tri, và những hiện tượng bất công truyền vào các em cảm nhận về một thế giới nơi công lý bị xâm phạm. Và đó là một thất bại của xã hội, của người lớn.

Quan trọng là quyết tâm hướng tới công bằng, liêm chính

Ông đánh giá thế nào về cách xử lý của Bộ GD&ĐT trong sự vụ lần này, cũng như quyết định rà soát lại điểm trên toàn quốc của Bộ?

Tôi thấy Bộ phản ứng như vậy là đúng. Về kỹ thuật, để tìm hiểu xem có sửa điểm hay không thì không khó. Chỉ cần sử dụng một vài kỹ thuật toán thống kê, với những chuyên gia thống kê bình thường rà lại dữ liệu điểm là có thể khoanh vùng các địa phương có vấn đề, chứ không cần phải lập đoàn hay ban bệ khảo sát gì phiền hà.

Nhưng đó chỉ là về mặt kỹ thuật. Quan trọng hơn là quan điểm và tinh thần của Bộ GD&ĐT. Chẳng hạn, Bộ phải thừa nhận có kẽ hở khiến kẻ xấu có thể thay đổi kết quả như vậy, đồng thời khẳng định dù có chuyện đó thì chúng tôi cũng đủ năng lực và quyết tâm xử lý quyết liệt ngay trong năm nay.

Bộ cần bộc lộ quyết tâm cứng rắn như đá, quyết liệt như lửa cháy: tỉnh nào có sai phạm thì chúng tôi cho rà soát hết, cần thì cho thi lại, hoặc thậm chí thi lại trên phạm vi toàn quốc, chúng tôi cũng không chùn bước.

Tôi thấy đó là những việc làm cần thiết, bởi công bằng, công lý phải được thực thi, và niềm tin của thế hệ trẻ vào công lý phải được phục hồi. Nếu Bộ có tinh thần cứng rắn và quyết đoán như vậy, cả xã hội sẽ ủng hộ, dù có mất công sức tốn kém hơn. Làm được một lần cho năm nay, những năm sau mọi thứ sẽ vào nề nếp và như vậy thì hóa ra lại không tốn kém.

Sau vụ việc gian lận thi cử lần này, có ý kiến cho rằng không nên tiếp tục kỳ thi chung, mà nên trả về cho các trường đại học tự tuyển sinh. Quan điểm của ông ra sao?

Có nhiều phương pháp khác nhau để chọn lựa thí sinh. Cá nhân tôi thấy phương pháp hiện nay có nhiều điểm ưu việt, chứ không nên bi quan mà phủ nhận nó ngay. Nếu đề thi đủ thông minh để phân loại được học sinh thì đúng là thi chung như hiện nay tiết kiệm được nguồn lực khổng lồ. Mặt khác, nó chuyển gánh nặng chi phí từ thí sinh sang hệ thống tổ chức thi, rất có lợi cho thí sinh và gia đình.

Hướng đi như vậy rõ ràng là có lợi cho số đông. Nhưng tính ưu việt đó chỉ có thể phát huy khi Bộ GD&ĐT kiểm soát được kỳ thi và đảm bảo được một loạt yếu tố quan trọng: đề thi phải phân loại được học sinh, quá trình ra đề, trông thi phải nghiêm túc, không để xảy ra lộ đề, quay cóp, gian lận, và khi chấm cũng đàng hoàng, công bằng… Với một kỳ thi trải rộng khắp cả nước, có tối gần một triệu bài thi, để làm được điều đó, Bộ GD&ĐT cần khẳng định quyết tâm, năng lực thực hiện, và làm ngay từ năm nay.

Bởi nếu Bộ không đảm bảo làm tốt được tất cả những điều trên, thì tổn thương cho xã hội sẽ rất ghê gớm, sự bùng nhùng và gian dối sẽ diễn ra mất kiểm soát. Khi đó, nó lại quay lại vấn đề đầu tiên tôi nói, là bóp méo hành vi trên phạm vi toàn xã hội, từ phụ huynh đến học sinh.

Ông nghĩ sao nếu có quan điểm rằng chúng ta đang “làm quá” lên, chứ cũng giống như trộm cắp, ở đâu mà chẳng có gian lận thi cử, ngay kể cả đại học hàng đầu như Harvard của Mỹ?

Ở Havard vẫn có thể có gian lận, nhưng quan trọng là họ luôn đề cao và hướng tới sự công bằng, luôn tìm cách để chặt chẽ hơn, sẵn sàng trừng phạt để hướng tới liêm chính trong giáo dục và học thuật. Họ không thỏa hiệp. Đó là điểm mấu chốt.

Trên quy mô rộng lớn thì không thể chắc Bộ GD&ĐT hay rộng hơn là Việt Nam sẽ triệt tiêu được hoàn toàn gian lận. Tuy nhiên, điều quan trọng là tinh thần quyết tâm hướng tới sự công bằng và Bộ phải có thái độ rõ ràng, không thỏa hiệp, quyết tâm xóa bỏ gian lận.

Ở thời điểm này, tôi không muốn đổ lỗi, kết tội một cá nhân hay Bộ GD&ĐT. Họ là người tổ chức kỳ thi và sẽ phải làm sao để nó đúng như những gì họ đề ra, hướng tới điều mà xã hội kỳ vọng. Đó là tinh thần xây dựng liêm chính, công bằng trong giáo dục và học thuật, không thỏa hiệp với cái gian dối, bất công. Chúng ta nên đặt vào họ niềm hy vọng, để họ có cơ hội làm tốt điều đó.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Chia sẻ
Colin Huỳnh

Colin Huỳnh

Các chia sẻ khác:

Ba mẹ khoẻ, ba mẹ vui đó là Tết

bởi Khánh Linh
13/01/2023
0

  Tôi nhận công tác tại một huyện nghèo nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, một nơi tôi chưa từng...

Khi thương hiệu Việt Nam bị vấy bẩn

bởi Khánh Linh
01/12/2022
0

Cho dù Borrusia Dortmund không thể đem đến đội hình mạnh hay ít ra cũng có những cầu thủ tên...

Đáp cực gắt sau góc nhìn “Chẳng nên khó chịu vì Nóng cùng World Cup”

bởi Ngộ Rứa Hè
25/11/2022
0

Sáng nay, trên trang cá nhân của mình, fbk Hà Phan đã có stt thể hiện Góc Nhìn của mình...

Ảnh: Ngô Trần Hải An

Chẳng nên khó chịu với “Nóng cùng World Cup”!

bởi Erick
24/11/2022
0

Những ai đang dùng Facebook hẳn rất nhiều lần thấy khó chịu và bực bội khi trên tường nhà (Newsfeed)...

Sức ép của công ty tài chính trong thị trường “vàng thau lẫn lộn”

bởi Khánh Linh
24/11/2022
0

Những khái niệm về mô hình hoạt động chồng chéo, đánh tráo, những thủ đoạn lừa đảo, mạo danh tinh...

Giải cứu bất động sản, nên hay không?

bởi Khánh Linh
23/11/2022
0

Xung quanh việc nên hay không nên giải cứu bất động sản đã có nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều...

Chị tôi đi vay vốn ưu đãi

bởi Khánh Linh
23/11/2022
0

Nhà có 2 chị em. Chị Hai sau khi lo cho tôi tốt nghiệp ra trường thì tuổi cũng “dừ”...

Cảnh giác trước những tin đồn tiêu cực trên internet

bởi Khánh Linh
21/11/2022
0

Tin giả - Một vấn đề nhức nhối đối với toàn thể cộng đồng, mặc dù đã có rất nhiều...

Quỹ đầu tư mua lại chứng chỉ quỹ theo tỷ trọng bình quân: Giải pháp chặn đà giảm giá tài sản

bởi Khánh Linh
19/11/2022
0

"Sợ hãi" và bán tháo chỉ làm thị trường xấu thêm Những sự kiện bất thường xảy ra trên thị trường...

‘Phải lòng’ với không gian chờ đợi bay như phòng thương gia ở Tân Sơn Nhất

bởi Vy Quỳnh
18/11/2022
0

Đến sân bay không lo thiếu nơi thỏa mái, rộng rãi, đồ ăn nước uống "vừa túi tiền" khi chờ...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Chill ngắm hoàng hôn HomeTa, BBQ giữa núi rừng

07/02/2023

Các điểm giao dịch số tăng trưởng ấn tượng trong mùa Tết

06/02/2023

Mù Cang Chải dưới góc nhìn của khách du lịch

02/02/2023

HDBank đạt kết quả kinh doanh trên 10.200 tỷ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch năm 2022

31/01/2023

Khép lại “Vũ trụ Tết diệu kỳ”, tiếp nối sứ mệnh xây dựng “Thành phố Sáng tạo”

30/01/2023

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 05/11/2019.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập