• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Đăng ký
Đăng nhập
Góc Nhìn
Win Mart
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Đăng ký

Trang chủ » Đa chiều » Giáo viên nhà to xe đẹp có trông chờ vào lương?

Giáo viên nhà to xe đẹp có trông chờ vào lương?

Colin Huỳnh bởi Colin Huỳnh
31/08/2018
trong Đa chiều
0
0

Tăng lương giáo viên và miễn học phí THCS: Sao lại không thực hiện chính sách có nội dung hợp lòng dân và đáp ứng đúng nhu cầu khách quan như thế?

Thông tin trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục do bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 12/3 không có đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí cấp THCS làm cho nhiều giáo viên và người dân thất vọng.

Chia sẻ liên quan:

“Hào quang rực rỡ” đừng kể lể bằng nước mắt, Trấn Thành ơi!

29/03/2023

Vertu – Sự khác biệt trong xây dựng câu chuyện thương hiệu của những chiếc điện thoại cao cấp

29/03/2023

Là một người quan tâm và nghiên cứu về giáo dục, tôi cũng thất vọng và thấy ngạc nhiên. Tại sao lại không thực hiện chính sách có nội dung hợp lòng dân và đáp ứng đúng nhu cầu khách quan như thế?

“Chuột chạy cùng sào…”

Có thể nói không sợ sai rằng sức hấp dẫn của nghề giáo trong xã hội Việt Nam đang dần mất đi. Nhìn vào lịch sử thì thấy không phải cho đến bây giờ những vấn đề như tiền lương giáo viên, cơ hội có việc làm của giáo viên mới đặt ra. Cách đây mấy chục năm dân gian đã lưu truyền câu ca cười ra nước mắt là “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Câu ca diễn tả cái tâm thế… cùng đường của không ít người khi lựa chọn vào học trường sư phạm để trở thành giáo viên.

Câu chuyện tiền lương không đủ sống là nỗi ám ảnh nhiều thế hệ giáo viên. Ngay cả hiện tại, cho dù mức sống được nâng lên nhưng các giáo viên trẻ, giáo viên hợp đồng, giáo viên dạy các môn được coi là “phụ” như lịch sử, địa lý, thể dục… cũng sống rất chật vật. Nếu như giáo viên nào đó mà rơi vào địa vị “hai trong một” tức là vừa dạy môn phụ vừa là giáo viên hợp đồng thì tình cảnh còn tệ nữa.

Cần có một cuộc điều tra xã hội nghiêm túc xem tình hình tiền lương của giáo viên hiện tại và mức sống của họ. Tuy nhiên bằng quan sát cũng có thể thấy nhóm giáo viên có thu nhập tốt thường rơi vào nhóm có biên chế, đã dạy lâu năm, giáo viên có dạy thêm ở nhà, ở trung tâm, ở trường và các giáo viên làm quản lý. Có rất nhiều giáo viên giàu có, nhà to xe đẹp, tiêu dùng thoải mái. Nhưng nếu hỏi “có phải những thứ đó đến từ lương?” thì có lẽ không ít giáo viên trong nhóm này sẽ tỏ ra lúng túng.

Không thể sống được bằng lương sẽ dẫn đến hệ lụy dạy thêm học thêm tràn lan khiến cho nhiều trường và giáo viên trở thành người vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Khi cái nhìn của học sinh và xã hội đối với giáo viên thay đổi theo hướng xấu và sự tôn nghiêm của nghề giáo mất đi, chắc chắn chất lượng giáo dục sẽ sa sút và các vấn đề của trường học sẽ trở nên trầm trọng.

Sinh tồn là bản năng của con người. Giáo viên cũng là một người bình thường có cha mẹ già phải phụng dưỡng, có gia đình phải chăm sóc. Vì thế khi lương không đủ sống họ sẽ tìm đủ cách gia tăng thu nhập cho bản thân. Sẽ có mấy hướng chính.

Một là họ sẽ cố gắng thăng tiến để được làm quản lý. Khi làm quản lý cơ hội được hưởng lương, phụ cấp cao hơn sẽ đến và không thể phủ nhận rằng có nhiều người muốn thăng tiến vì còn muốn có cả bổng lộc và “lậu” do chức vụ mang đến.

Hai là giáo viên sẽ tìm cách dạy thêm ở trong trường, ngoài trường hoặc tại nhà mình. Điều này khiến cho nguy cơ giáo viên trở thành người đối xử không công bằng với học sinh, ép học sinh học thêm, sao nhãng việc dạy ở trường và chăm chú cho việc kiếm tiền ở chỗ dạy thêm trở nên hiển hiện.

Ba là giáo viên sẽ phải làm các nghề khác để có thêm thu nhập. Trên cả nước nếu tìm những giáo viên làm thêm nhiều nghề để kiếm sống từ bán hàng qua mạng đến chạy xe ôm không phải là hiếm. Kiếm tiền bằng lao động là chính đáng và lương thiện nhưng khi rơi vào tình cảnh như vậy, họ sẽ phải chia sẻ sức lực, thời gian cho kiếm sống và không thể toàn tâm toàn ý cho công việc.

Không phải ngẫu nhiên ở các nước tiên tiến thường có luật quy định giáo viên khi dạy toàn thời gian ở hệ thống giáo dục phổ thông và các viên chức-công chức nhà nước tuyệt đối không được làm các công việc khác để có thêm thu nhập trừ các trường hợp đặc biệt. Tất nhiên tiền đề của điều luật đó là lương họ phải đảm bảo được cuộc sống.

Không thể sống được bằng lương và giàu có không nhờ tiền lương là một bi kịch của giáo viên hiện nay.

Không đảm bảo công bằng, giáo dục công “mất thiêng”

Đối với học sinh, việc không thực hiện miễn học phí cho học sinh THCS cũng sẽ gây ra hậu quả xấu.

Thứ nhất là nó không phù hợp với việc công nhận giáo dục phổ cập là 9 năm như trong Luật giáo dục quy định. Đã là giáo dục phổ cập (ở nước ngoài thường gọi là giáo dục nghĩa vụ) thì chuyện miễn học phí và miễn phí tiền SGK là đương nhiên. Nhật Bản hiện nay đang tiến đến miễn học phí và cấp phát SGK cho học sinh THPT và trên thực tế nhiều trường đã thực hiện.

Miễn học phí và chi trả tiền SGK cho học sinh trong bậc học giáo dục phổ cập là một trong những biện pháp đảm bảo công bằng trong tiếp nhận giáo dục. Chức năng của giáo dục công lập là đảm bảo được công bằng và tạo ra được những người công dân có trình độ chung đáp ứng được yêu cầu của quốc gia.

Nếu như giáo dục công không đảm bảo được công bằng, nó sẽ “mất thiêng” và bị giáo dục tư “dồn vào chân tường”. Tình trạng tồn tại những trường tư thu học phí mỗi học sinh cả trăm triệu thậm chí cao hơn vài lần mức đó mỗi năm trong khi có những nơi học sinh phải nhờ vào các chương trình từ thiện mới có thịt để ăn là một thực tế đáng suy ngẫm.

Trong cuốn sách nổi tiếng Phẩm cách quốc gia đã bán được hàng triệu bản tại Nhật, giáo sư Fujiwara Masahiko có nói rằng giáo dục phổ thông của Mỹ có hỏng thì nước Mỹ vẫn tồn tại và vẫn mạnh. Lý do đơn giản là vì nước Mỹ thu hút được nhân tài từ khắp nơi trên thế giới đến sống và làm việc. Tuy nhiên, nếu như giáo dục phổ thông, đặc biệt là giáo dục nghĩa vụ (tiểu học và trung học cơ sở) của nước Nhật hỏng thì nước Nhật sẽ diệt vong.

Lý do là vì nước Nhật đất đai cằn cỗi, chật hẹp, tài nguyên thiên nhiên không có gì đáng kể, nguồn lực nước Nhật chỉ có con người và con người chỉ tạo ra được sức mạnh quốc gia khi có trí tuệ, mà muốn có trí tuệ thì phải nhờ vào giáo dục. Điều này giải thích tại sao nước Nhật dù có khó khăn đến thế nào cũng sẽ phải cố gắng đảm bảo chất lượng của giáo dục phổ thông, đặc biệt là giáo dục nghĩa vụ.

Nhìn vào lịch sử giáo dục của Nhật chúng ta cũng sẽ thấy, tư duy này xuyên suốt trong chính sách của nhà nước từ thời Minh Trị đến nay. Ngay từ thời Minh trị khi cải cách giáo dục theo hướng cận đại hóa, nhà nước Nhật đã nỗ lực xây dựng nền tảng nền giáo dục mới dựa trên giáo dục tiểu học.

Sự thật ấy sẽ là một ví dụ để chúng ta tham chiếu cho công cuộc cải cách giáo dục hiện nay. Khó khăn trong tài chính không phải là khó khăn lớn nhất, khó giải quyết nhất để nâng cao chất lượng giáo dục. Mà khó khăn nằm ở chỗ làm thế nào để nguồn lực tài chính đó được dùng đúng lúc, đúng chỗ, đúng đối tượng tạo ra hiệu quả tối đa thay vì được sử dụng lãng phí hoặc thất thoát.


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Chia sẻ
Colin Huỳnh

Colin Huỳnh

Các chia sẻ khác:

“Hào quang rực rỡ” đừng kể lể bằng nước mắt, Trấn Thành ơi!

bởi Khánh Linh
29/03/2023
0

Mấy ngày qua, dư luận nổ ra bao ý kiến trái chiều vì những giọt nước và những phát ngôn...

Vertu – Sự khác biệt trong xây dựng câu chuyện thương hiệu của những chiếc điện thoại cao cấp

bởi Khánh Linh
29/03/2023
0

Giống như những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ đắt tiền được làm nên bởi đôi tay vàng của các nghệ...

Mình sẽ vất vả đến bao giờ?

bởi Kỳ Hoa
20/03/2023
0

Ngày mới đi làm báo, mình được sếp giao một ngày viết 2 bài, nhưng vì chẳng có nghiệp vụ...

Rủi ro khi làm F&B trong các Trung tâm thương mại

bởi Kỳ Hoa
14/03/2023
0

Thời gian hạn chế: Các TTTM mở cửa từ 9:00 (9:30)-22:00 (21:30 là ngưng nhận khách rồi), trong khi đó...

Đám tang Vũ Linh và sự vô văn hoá của người đời lên ngôi

bởi Khánh Linh
09/03/2023
0

Nghệ sĩ Vũ Linh cũng đã về với cát bụi. Một đời người với bao vinh quang và cả những...

Cơ bản về nhượng quyền trong lĩnh vực ẩm thực

bởi Kỳ Hoa
03/03/2023
0

Franchise độc quyền: Thường người mua sẽ có quyền khai thác Độc Quyền theo một vùng địa lý: Tại một...

Trước khi mở quán, hãy làm bài tập!

bởi Kỳ Hoa
22/02/2023
0

1. "Vốn là cái vốn nào"? Vốn ở đâu? Nhà hàng có nhiều loại và vốn bao nhiêu còn tùy...

Giải cứu bất động sản

bởi Khánh Linh
17/02/2023
0

Quan điểm dễ gặp ở nhiều người, từ chuyên gia cho đến dân thường, rằng các doanh nghiệp phải bán...

Ngân hàng tăng trưởng bền vững gắn liền quản trị rủi ro chuẩn mực quốc tế

bởi Khánh Linh
14/02/2023
0

Để hoạt động kinh doanh ổn định, bền vững thì quản trị rủi ro luôn được các ngân hàng đặt...

Ba mẹ khoẻ, ba mẹ vui đó là Tết

bởi Khánh Linh
13/01/2023
0

  Tôi nhận công tác tại một huyện nghèo nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, một nơi tôi chưa từng...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

“Hào quang rực rỡ” đừng kể lể bằng nước mắt, Trấn Thành ơi!

29/03/2023

Vertu – Sự khác biệt trong xây dựng câu chuyện thương hiệu của những chiếc điện thoại cao cấp

29/03/2023

Meet More, cà phê trái cây – Hướng đi khác biệt trên thị trường cà phê Việt

28/03/2023

FE CREDIT vinh dự nhận 2 giải thưởng quốc tế từ tạp chí The Global Economics

28/03/2023

Giải Futsal HDBank 2023: Thay đổi “lịch sử” của giải Futsal VĐQG

28/03/2023

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Địa chỉ:
80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 05/11/2019.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập