Theo cáo trạng trên thì ba ngân hàng NCB, VietABank và PVcomBank đã bị “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành sử dụng các thủ đoạn mượn sổ tiết kiệm, giả chữ ký để rút ra hoặc làm tài sản thế chấp vay tiền. Nhìn lại diễn biến vụ án theo cáo trạng thì chính sự tiếp tay của một số nhân viên ngân hàng là một trong ít nguyên nhân chính khiến Thành cùng đồng bọn chiếm đoạt được tiền nhanh, nhiều và dễ như thế. Còn những “thuyết âm mưu” khác đến giờ vẫn chỉ là đồn đoán.
Nên xem:

Cụ thể trong vụ ông Toàn, Thành đề nghị cho mình vay bằng hình thức gửi 52 tỉ vào PVcomBank và đưa sổ tiết kiệm cho mình. Ông Toàn đã gửi số tiền này vào ngân hàng chia làm 3 sổ, 1 sổ giá trị 12 tỉ mang tên ông và 2 sổ giá trị 40 tỉ mang tên vợ ông, rồi đưa cả 3 sổ cho Thành giữ. Tiếp đó, bà Thành và ông Tùng làm giả hồ sơ mua bán thép giữa Công ty Jeongho và Công ty Hoàng Nguyên để vay PVcomBank hơn 49 tỉ đồng với tài sản thế chấp là 3 sổ tiết kiệm trên.
Hai nhân viên ngân hàng là Bùi Văn Tuấn và Nguyễn Thu Trà đã đưa hồ sơ cho Thành đi lấy chữ ký của vợ chồng ông Toàn để làm hồ sơ thế chấp 3 sổ tiết kiệm. Từ sự thiếu trách nhiệm của nhân viên ngân hàng, “siêu lừa” Nguyễn Thị Hà Thành đã giả chữ ký và điểm chỉ vân tay của mình giả làm vân tay của vợ chồng ông Toàn rồi dùng hồ sơ giả này để vay tiền PVcomBank. Sau khi ngân hàng giải ngân hơn 49 tỉ vào tài khoản của Công ty Hoàng Nguyên, Thành đã rút toàn bộ số tiền này để chi tiêu cá nhân.
Tại các ngân hàng khác, thủ đoạn cũng gần tương tự và có ngân hàng như VietABank đã tố giác ông Đặng Nghĩa Toàn và một số khách hàng biết rõ Nguyễn Thị Hà Thành sử dụng sổ tiết kiệm của mình thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Tuy nhiên, kết quả điều tra xác định chữ ký của ông Toàn trong hồ sơ Thành dùng để thế chấp sổ tiết kiệm vay tiền là giả mạo. Viện kiểm sát cho rằng tài liệu điều tra không đủ căn cứ kết luận việc ông Toàn đồng phạm với Thành cầm cố sổ tiết kiệm để chiếm đoạt tiền của VietABank cũng như NCB và PVcomBank.
Với kết luận trên của các cơ quan tố tụng thì cực kì khó để các ngân hàng tìm lý do nào khác không phải trả lại tiền cho ông Toàn hay các khách hàng dính đến vụ án này. Không chỉ mất tiền, các ngân hàng còn có khả năng suy giảm thương hiệu sau vụ lừa hi hữu này. Có thể còn những lý do ABCD hay “ấm ức” XYZ nào đó nhưng cuối cùng luật vẫn là luật, dù ngân hàng hay đại gia thì cũng phải tuân thủ.
Mọi việc vẫn phải chờ phán quyết của Tòa, tuy nhiên với những chứng cứ rõ ràng và kết luận công khai như thế thì một “án lệ” hay quyết định dựa trên hồ sơ như vậy có thể thiệt cho ngân hàng nhưng sẽ tốt cho hệ thống ngân hàng và lòng tin của người gửi tiền.
Đây còn là dịp để không chỉ ba ngân hàng trên soi lại mình cùng đội ngũ nhân viên của họ mà càng khiến họ phải kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ hơn người cùng quy trình. Về lâu dài tôi nghĩ đó là điều tốt cho tất cả các bên chứ không nên quá lo ngại A hay B cho cái nhìn ngắn hạn.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!