Năm 2014, ông Nguyễn Ngọc Luận tiên phong phát động phong trào “giải cứu nông sản Việt”. Vị CEO đau đáu cho rằng, nguồn nông sản nước ta rất dồi dào, chất lượng, song không có đầu ra hoặc chỉ được xuất khẩu dưới dạng thô thay vì chế biến sâu.

Nên xem:
Thế nhưng, qua khảo sát thị trường trong nước, ý tưởng này lại không được các doanh nghiệp ủng hộ, bởi họ cho rằng “cà phê phải là cà phê”. Điều này khiến CEO Meet More Coffee bước đầu “có chiều hướng nản”.

Trong lần ghé thăm Hàn Quốc sau đó, ông Luận biết đến loại nước gạo được người dân “xứ sở Kim Chi” vô cùng ưa chuộng. “Tôi uống thử thấy nhạt quá mà họ vẫn uống hàng ngày và xuất khẩu đi khắp nơi trên thế giới. Khi nghe tôi chia sẻ về sản phẩm mình định làm, người dân và doanh nghiệp Hàn Quốc hỏi tại sao tôi không thử khi nước ta có nguồn nông sản dồi dào, tươi mới. Trong khi đó, họ phải nhập, sấy khô”, ông Luận kể.

Được tiếp lửa, năm 2018, sản phẩm cà phê trái cây thành hài và xuất khẩu đầu tiên sang thị trường Hàn Quốc. Trong khi đó, ông Luận xây dựng nước đi khác về marketing để thâm nhập thị trường trong nước.
Cụ thể, ông thành lập thương hiệu trà sữa Meet More với hơn 20 chi nhánh khắp cả nước, nhầm làm “đường dẫn” cho cà phê trái cây. Vì nếu tung sản phẩm mới mẻ này ra thị trường, người tiêu dùng khó lòng đón nhận.

Ông Luận chia sẻ, theo các nghiên cứu, thể trạng của người Việt Nam trung bình từ 80kg trở xuống có thế hấp thụ hàm lượng caffeine từ 10-15% để minh mẫn nhất. Trong khi đó, hàm lượng caffeine hiện nay của nhiều hãng cà phê có phần “nặng đô” hơn rất nhiều.
“Không phải đậm, đắng, đặc mới là cà phê. Hàm lượng caffeine của Meet More từ 8-13%, các bạn nữ, các bạn trẻ, những người không thích cà phê mạnh vẫn có thể dùng mà vẫn tỉnh táo, không say hay bị ép tim”, vị CEO tự nào nói.

Chỉ sau 2 năm, Meet More Coffee “phủ sóng” khắp cả nước, lên kệ các siêu thị lớn, sử dụng trong các hội nghị của các tỉnh, thành. Loại thức uống độc đáo từ nông sản Việt này còn được xuất khẩu sang 5 quốc gia và được đón nhận nhiều nhất ở Hàn Quốc.
“Những thứ từ trước đến giờ tôi làm đều ‘tư duy khác biệt’, không theo đám đông, chỉ có như thế mới tạo ra sản phẩm khác biệt. Tôi dám đánh đổi, dám đột phá và tiên phong trong hành trình thay đổi gu tiêu dùng cho giới trẻ và người yêu cà phê. Và cà phê trái cây là sản phẩm chưa ai nghĩ đến và dám làm”, ông Luận chia sẻ.

Ngay trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, khi đi tìm hiểu và mở rộng thị trường cho Meet More Coffee, ông Luận đã gặp gỡ các hệ thống phân phối lớn tại Australia và kết nối được cho 15 doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang thị trường này với những nông sản như: bánh tráng, miến làm từ thanh long, phở hay bún.
Chỉ trong 4 tháng, 26 container hàng hoá được xuất khẩu sang “xứ sở Kangaroo” vào đúng giai đoạn cao điểm của đại dịch.

Vì mục đích muốn cho người tiêu dùng Việt Nam được sử dụng rộng rãi các sản phẩm chất lượng và dinh dưỡng từ các nông sản Việt, Meet More đã chính thức khởi động chương trình “Khởi nghiệp cùng thương hiệu Meet More ngay sau thời kỳ hậu Covid, nhằm giúp cho các bạn trẻ khởi nghiệp thành công. Từ “sứ mệnh” đó, mô hình nhượng quyền “xe cà phê trái cây” đã chính thức ra đời.
CEO của hãng cà phê này hóm hỉnh cho rằng: “Người khởi nghiệp thành công là người có nhóm máu L gồm liều-lì-lanh-lẹ”.

Với ông Luận, trong cuộc cách mạng 4.0, việc không tiếp cận được công nghệ là một thiệt thòi. Nhìn vào năm nay – năm Covid-19, có thể thấy rõ những doanh nghiệp ứng dụng công nghệ, bán hàng online dễ dàng vượt qua khó khăn và phát triển tiếp. Trong khi đó, những doanh nghiệp không ứng biến, thích nghi được sẽ “rơi rụng”.
Meet More Coffee hiện có 5 vị gồm: khoai môn, bạc hà, nhàu, xoài, dừa. Trong tương lai, thương hiệu này hướng đến 63 vị đặc trưng cho các loại nông sản ở 63 tỉnh thành, như Bình Thuận có thanh long, Tiền Giang có xoài… Dự kiến cuối năm nay, hãng sẽ cho ra đời cà phê trái cây dạng lon, đến đầu năm sau sẽ “chào sân” sản phẩm cà phê trứng.
Bài viết thể hiện Góc Nhìn của Nhà báo Kỳ Hoa
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!