“Phong trào” rao bán khách sạn bắt đầu rộ lên 2 tháng gần đây khi Hà Nội mở màn, TP.HCM tiếp theo và lan ra khá nhiều TP du lịch như Nha Trang, Đà Nẵng, Hội An, Phú Quốc, Quy Nhơn, Vũng Tàu… và chưa có dấu hiệu ngừng lại.

Ông Trần Vĩnh T., chủ một khách sạn trên đường Bùi Thị Xuân Quận 1 cho hay ông có 3 cái ở Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM nhưng không còn chịu nổi chi phí và nhất là khoản vay ngân hàng nên đành hạ giá 20% so với giá mua vào năm 2016-2018 để trả nợ!
Những chủ khách sạn hạng vừa như ông T. hiện khá nhiều và họ cũng là tầng lớp chịu thiệt hại nặng nhất do khách không có mà vốn liếng dù vài chục tỷ cũng không thể chịu nổi chi vài ba tỷ mỗi tháng mà không có thu.
Trước đây, khách sạn khu vực gần hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội hay Quận 1 TP.HCM luôn đông nghẹt khách nhưng những ngày đầu tháng 10 này có khách sạn đã đóng cửa, tắt đèn, ngưng hoạt động hẳn.

Khu Lý Tự Trọng, Lê Thánh Tôn, Bùi Thị Xuân, Ngã 6 Phù Đổng… đang xuất hiện khá nhiều khách sạn quy mô từ đôi ba chục đến 100 phòng với giá chào bán từ vài chục tỷ đồng đến hàng trăm tỷ thậm chí cả nghìn tỷ đồng. Ngay cả khách sạn 4 sao Fusion Suites Saigon (Quận 1, TP.HCM) với giá gần 1.200 tỉ đồng cũng đăng đầy trên các trang môi giới, mua bán bất động sản.

Còn tại Hà Nội, một khách sạn cao cấp phố Hàng Chuối đang được rao bán với giá trên 450 tỉ đồng; 2 khách sạn ở phố Hàng Bông được rao bán với giá lần lượt 380 tỉ đồng và 510 tỉ đồng, 1 khách sạn 4 sao khác ở phố Bảo Khánh cũng rao 600 tỷ…

Đa số những khách sạn trên phục vụ du khách nước ngoài và họ không vào thì thất thu, lỗ nặng là điều tất nhiên. Trông chờ vào khách nội chỉ đủ cầm cự và giữ chân nhân viên chờ hết dịch chứ không thể bù đắp chi phí. Trong khi đó, khách sạn nhỏ chi hàng trăm triệu, khách sạn lớn hàng tỷ đồng ngay trong lúc khó khăn vì đại dịch này là khoản mà chỉ có các chuỗi hay tập đoàn lớn bù đắp nguồn khác vào mới trụ nổi.

Trước tình cảnh ngành du lịch, khách sạn chưa biết khi nào hồi phục với dự đoán lạc quan nhất cũng phải giữa năm 2021 và khách sạn rao bán tràn lan, mặc sức lựa chọn cùng nguồn tiền không còn dồi dào như trước nên khách sạn rao nhiều bán chẳng được bao nhiêu hoàn toàn dễ hiểu.

Một chuyên gia kinh tế nhận định khách sạn càng quy mô lớn với giá trị vài trăm tỉ đến cả ngàn tỉ đồng càng khó bán hơn là những khách sạn mini tầm giá 20 tỉ đồng trở xuống.
Khi người mua bỏ ra khoảng 100 tỉ đồng để mua khách sạn thì phải tính đến bài toán có thể 5 – 6 tháng nữa mới kỳ vọng có khách du lịch trở lại bình thường nếu dịch Covid-19 được kiểm soát tốt trên toàn cầu. Trong thời gian đó họ phải gánh chịu lãi vay, chi phí nhân viên để duy trì… Đấy là ông chưa nói đến việc càng ngấm đòn, khách sạn càng phải hạ giá và khách mua dễ ép giá, chờ hạ giá sâu mới quyết định.


Không chỉ chủ khách sạn, nhà đầu tư mà hiện nay các ngân hàng cũng đang thanh lý không ít các khách sạn lớn nhỏ, có nơi đã ráo bán và hạ giá khởi điểm cả trăm tỷ nhưng vẫn không có khách mua.
Lý giải đơn nhất là cung quá lớn cầu chẳng bao nhiêu và dòng tiền có hạn nên khách sạn rao nhiều bán chẳng được mấy cái là lẽ tất nhiên và phải chấp nhận trong thời điểm khó khăn này.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!