Theo báo cáo của IDC năm 2020, trong 10 nước ở Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam chỉ xếp sau Trung Quốc và Hàn Quốc ở tốc độ phát triển ví điện tử (CAGR tăng trưởng ví điện tử giai đoạn 2017-2022 đạt 67%), và xếp thứ 3 sau Nhật và Malaysia về tốc độ phát triển debit card.
Nên xem:
Bên cạnh đó thì việc Nhà nước khuyến khích thanh toán không tiền mặt và tỷ lệ dùng tiền mặt còn khá cao cũng khiến các doanh nghiệp lao vào cuộc đua đốt tiền phát triển ví điện tử.
Việt Nam là nước có tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt ở mức gần như thấp nhất, chỉ hơn mỗi Philippines.
Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam hiện ở mức 80%, trong khi tại Indonesia là 68%, tại Nhật là 78%, tại Thái Lan là 60%, tại Trung Quốc là 34% và Hàn Quốc là 36%, ở các nước phát triển như Mỹ là 30%, UK là 25% và Thuỵ Điển là 15%.

MoMo vừa công bố đã chạm mốc 20 triệu người dùng vào tháng 9/2020 với tốc độ bứt phá thần tốc sau khi nhận được khoản đầu tư của Warburg Pincus vào đầu năm 2019, con số rót vốn không được tiết lộ nhưng đây là khoản đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam.
Trong 4 năm từ 2016-2019, tốc độ tăng trưởng doanh thu của MoMo là 100%/năm, tức là năm sau doanh thu gấp đôi năm trước.
Năm 2019 doanh thu của MoMo đạt hơn 4.233 tỷ đồng, gần gấp đôi năm 2018 là 2.368 tỷ đồng, năm 2017 đạt 1.434 tỷ đồng và năm 2016 chỉ đạt 889 tỷ đồng. Nhưng lỗ thì lại tỷ lệ nghịch đáng ngac nhiên!
Dù dẫn đầu về doanh thu, nhưng MoMo cũng là doanh nghiệp ví điện tử lỗ lớn nhất với mới mức lợi nhuận sau thuế năm 2019 âm 854 tỷ đồng, gấp đôi số lỗ 2019. Lỗ luỹ kế của MoMo tại thời điểm cuối năm 2019 là 1.860 tỷ. Có nghĩa là tính đến 1-1-2010, Momo đã lỗ gần 2000 tỷ đồng!

Đứng ngay sau MoMo là ZaloPay của VNG. Mặc dù ZaloPay đang đi theo hướng của WeChat, tận dụng kho khách hàng 100 triệu người dùng của Zalo nhưng đơn vị sở hữu ZaloPay là Zion năm 2019 ghi nhận lỗ 390 tỷ đồng, luỹ kế lỗ đến 2019 là 572 tỷ đồng, dự kiến năm 2020, số lỗ của ZaloPay là 625 tỷ đồng!?
Trong số các ứng dụng tương tự thì hoạt động hiệu quả nhất trong các ví là Payoo. Thực chất Payoo làm hoạt động trung gian thanh toán kết nối các đơn vị cung cấp dịch vụ như điện, nước, trường học… Năm 2019, Payoo đạt doanh thu hơn 3.200 tỷ, lãi 107 tỷ đồng.
Mặc dù lỗ khá nặng như vậy nhưng các doanh nghiệp vẫn đổ tiền đầu tư vì tương lai còn ở phía trước.
Theo IDC, ví di động sẽ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 2022-2030 tại Việt Nam, đặc biệt là với các thế hệ trẻ thanh toán bằng điện thoại thông minh.
Do đó để đón đầu xu hướng trong thời gian tới, các ví điện tử hiện nay đang chạy đua không ngừng để mở rộng khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
Phó Chủ tịch kiêm đồng Tổng giám đốc MoMo ông Nguyễn Mạnh Tường cho rằng: “Nếu chúng tôi dừng lại thì sẽ hết lỗ”.

Đúng là chỉ khi nào không làm hoặc e ngại dừng lại thì mới tránh khỏi thất bại, thua lỗ. Tuy nhiên, trong tương lai thì phương thức thanh toán không tiền mặt rất phổ biến và ví điện tử sẽ là lựa chọn hàng đầu cho tính tiện dụng của nói cho nên dù có lỗ bây giờ thì nhiều doanh nghiệp vẫn lao vào cuộc đua để kiếm lời lớn trong tương lai.
Ai dừng lại xem như thất bại và các khoản lỗ sẽ không còn cơ hội vớt vát hay bù đắp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ sức đua đường dài trong cuộc đua khốc liệt này và nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận rời bỏ còn hơn thua lỗ thêm.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!