Ngay cả Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết, tập đoàn có nhiều dự án bất động sản mà không phải chỗ nào cũng suôn sẻ cũng mới lớn tiếng bảo rằng “Với mảng bất động sản của FLC, Covid-19 có kéo dài đến sang năm thì chúng tôi cũng không lo ngại.
Nên xem:

Còn chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực đánh giá “Chúng tôi thấy có ba điểm sáng với thị trường bất động sản bao gồm bất động sản công nghiệp, bất động sản nhà ở và logistics. Hiện Chính phủ đang thúc đẩy đầu tư công, bất động sản sẽ là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất”.
Đấy là những đánh giá trên hội thảo, hội nghị và mang cái nhìn cá nhân, còn thực tế thị trường mới là thứ quyết định xem bất động sản sẽ thế nào trong vài tháng tới. Điều dễ thấy nhất là mặt bằng thuê đã bị trả lại hàng loạt, thị trường căn hộ, nhà ở hay căn hộ dịch vụ cho thuê đang điêu đứng vì khách Tây chưa sang được còn khách Việt chẳng mặn mà với phân khúc này.
Tình hình trên giáng đòn nặng vào những người đã đang và sẽ mua bất động sản để cho thuê kiếm lời. Mà thuê phân khúc nào cũng khó thì bất động sản sẽ mất đi kênh hút dòng tiền rất lớn.

Đến thời điểm này, khi mà Covid-19 đang tàn phá ở giai đoạn 2 chưa phải là quá lâu thì nhiều nhà đầu tư thứ cấp hay khách vay ngân hàng mua bất động sản còn chịu đựng được.
Nhưng liệu chỉ 3-4 tháng nữa, khi kinh tế chưa thể hồi phục nhanh vì dịch chưa hết, dòng tiền dự trữ cá nhân giảm mạnh, nguồn thu hụt thì còn những ai sẽ đổ tiền vào bất động sản? Đấy là chưa kể không ít người phải “thanh lý” bất động sản mua bằng tiền vay ngân hàng khó có thể trả nợ lớn hàng tháng nếu nguồn thu cứ như vừa qua.

Phân tích như trên không phải để vẽ lên bức tranh u ám cho thị trường bất động sản mà cần nhìn rõ thực tế để không quá ảo tưởng. Điều cốt lõi nhất của thị trường bất động sản ở bất kỳ thời điểm nào là dòng tiền, dòng tiền và dòng tiền.
Một khi cái đó tắc nghẽn, không chảy mạnh hoặc chỉ cần không như dự tính thì giá bất động sản sẽ chựng, lâu sẽ giảm và sẽ ảnh hưởng rất mạnh đến toàn thị trường.

Hiện nay bất động sản chưa giảm giá mạnh không có nghĩa là sắp tới sẽ không giảm. Khi kinh tế thế giới hứa hẹn một năm ảm đạm nhất suốt 20 năm qua và chưa có dấu hiệu hồi phục do dịch vẫn chưa kiểm soát được thì Việt Nam cũng không thể không hệ lụy gì. Kinh tế tăng trưởng tốt đẹp, dòng tiền dồi dào thì bất động sản tăng giá và ngược lại.
Quy luật đó không ai chống lại được. Giờ chỉ còn hy vọng việc khống chế được dịch sẽ giúp bất động sản Việt Nam không bị tác động quá xấu như lo sợ mà thôi.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!