• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Góc Nhìn | Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng | Gocnhin.com.vn
Góc Nhìn
Lavita Bình Dương
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả

Thành bại có tại cái tên?

Chuyện đặt tên bằng tiếng nước ngoài để xây dựng thương hiệu cho một dự án bất động sản không phải đến bây giờ mới được nhắc đến, nhưng trong suốt thời gian dài và cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được nhìn nhận một cách toàn diện và đầy đủ dưới góc nhìn xây dựng và quản trị thương hiệu.

anhbasaigon bởi anhbasaigon
28/08/2020
trong Đa chiều, Tiêu điểm
12 phút để đọc
0
0
Thành bại có tại cái tên? 1
Chia sẻ lên Facebook

Gần đây, trên trang facebook của một người bạn cũ, từng làm giám đốc truyền thông cho một công ty bán lẻ than phiền: “Sao bây giờ người ta sính ngoại quá thể. Giống gì cũng đặt tên Tây. Như mình còn đọc trẹo lưỡi”.

Nên xem:

  • Chết vì rơi vào vùng nhạy cảm!
  • Chết vì ngôn ngữ quảng cáo!
  • Nghề PR – Áp lực cao, chất lượng sống thấp
Ông bạn dẫn chứng hàng loạt các dự án của Tập đoàn Tân Hoàng Minh tại Hà Nội như D’. Palais de Louis (Quảng An), D’. Le Pont D’or (Hoàng Cầu), D’. Palais De Louis (Nguyễn Văn Huyên), D’. San Raffles (Hàng Bài) và gần đây nhất có thêm D’. Le Jardin Du Luxembourg (Trần Duy Hưng)…

Thành bại có tại cái tên? 2
D’. Palais Louis của chủ đầu tư Tân Hoàng Minh sở hữu vị trí đắc địa tại trung tâm hành chính mới của Hà Nội. Ảnh: VnEconomy

Chuyện đặt tên bằng tiếng nước ngoài để xây dựng thương hiệu cho một dự án bất động sản không phải đến bây giờ mới được nhắc đến, nhưng trong suốt thời gian dài và cho đến nay vấn đề này vẫn chưa được nhìn nhận một cách toàn diện và đầy đủ dưới góc nhìn xây dựng và quản trị thương hiệu.

Chia sẻ liên quan:

Facebook cáo buộc Công ty Mytel của Viettel có liên quan đến việc phát tán các thông tin bất lợi cho đối thủ. Ảnh: tieudungvietnam.vn

Chiêu trò PR dìm hàng

21/09/2020
Thành bại có tại cái tên? 16

Chết vì ngôn ngữ quảng cáo!

17/08/2020

Sự xuất hiện các dự án động sản gắn với việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài ngày càng trở nên phổ biến.

Thành bại có tại cái tên? 3
Tên chung cư bằng tiếng nước ngoài rất phổ biến hiện nay. Ảnh: NDH

Tại TP.HCM có những chung cư có tên Tây dài ngoằn như Angela Boutique Serviced Residence (quận 3), Dragon Hill Residence and Suites (quận 7), River Garden Executive Residences (quận 2), New Generation Apartment (quận 1), The Era Royal Plaza (quận 7), Somerset Chancellor Court (quận 1)…

Tại sao họ chọn tiếng nước ngoài để đặt tên cho dự án mà không phải là tiếng Việt? Phải chăng sự chọn lựa tiếng nước ngoài để rút ngắn thời gian làm thương hiệu hay sính ngoại nhằm đánh bóng đẳng cấp thương hiệu?

Thành bại có tại cái tên? 4
Hình thực tế căn hộ Dragon Hill Residence & Suite 1. Ảnh: Internet

Thực tế, trong nhiều doanh nghiệp đầu tư bất động sản trên thị trường hiện nay, mới chỉ có một số ít quan tâm đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp nói chung và cho từng dự án nói riêng một cách bài bản, chuyên nghiệp, thể hiện được tầm nhìn và hướng phát triển một cách bền vững.

Khi bắt tay triển khai một dự án, các doanh nhiệp phát triển bất động sản thường tìm đến tiếng nước ngoài, mà phổ biến là tiếng Anh thông dụng để đặt tên cho dự án của mình, mỗi tên dự án đều gắn với thông điệp mà chủ đầu tư muốn gửi đến khách hàng.

Thành bại có tại cái tên? 5
Dragon Hill Residence and Suites 2. Ảnh: Internet

Chọn tên cho dự án là một trong những công cụ marketing quan trọng đối với nhà phát triển dự án. Nếu một dự án đặt tên không hay, không hấp dẫn có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc bán hàng.

Trong chiến lược marketing, truyền thông hay hồ sơ bán hàng, một trong những yếu tố đầu tiên để nhận diện dự án là tên gọi thương mại.

Thông thường việc đặt tên cho dự án bất động sản luôn gắn liền với các yếu tố như vị trí, dòng sản phẩm, cảnh quan, phong cách thiết kế…

Theo đó, nhiều cụm từ tiếng nước ngoài phổ biến thể hiện vị trí vàng như River Golden, Golden Bay, Dimond Bay, Doji Tower…

Các cụm từ nói về cảnh quan như Garden Riverside Village, Ocean View (cảnh ven biển), Reverside Palace (bên sông), Parm Garden (vườn, cây xanh), Sky Tower (thể hiện không gian),…

Các cụm từ mang dáng dấp về phong cách sang trọng, cổ kính như D’.Palais De Louis (thể hiện phong cách cổ kính của cung điện versailles – Pháp), Léman Luxury Apartment (theo phong cách Thụy Sỹ), The Manor (có ý nghĩa là một khu đất đẹp và thịnh vượng),…

Thành bại có tại cái tên? 6
Dự Án Saigon Garden Riverside Village Quận 9 (biệt thự vườn). Ảnh: Internet

Một trong những cách đặt tên dự án thường được nhiều chủ đầu tư thực hiện là gắn vào các từ như: Sky Central, Sky Lake, Star Lake; Eco City, Eco Park, Eco Green, Diamond Park, Green, Luxury, Bay, Eco, Parc, Garden, Golden…như một cách Tây hóa dự án khiến cho khách hàng như lạc vào xứ sở nào!

Cách đặt tên này mang lại một sự mới lạ cho các dự án, với những cảm nhận về một sự sang chảnh, cao cấp, hiện đại…từ phía khách hàng.

Thành bại có tại cái tên? 7
Chung cư Sky Central. Ảnh: Internet

Thị trường bất động sản đã xuất hiện tràn lan danh xưng chung cư cao cấp, căn hộ hạng sang, căn hộ siêu sang, biệt thự siêu sang gắn với các cụm từ nước ngoài như: Luxury, Premier, Royal, Palace,…dẫn đến rất nhiều người lầm tưởng thương hiệu cùng của một đơn vị phát triển hoặc chủ đầu tư, nhưng thực tế lại là các chủ đầu tư khác nhau.

Nhiều trường hợp được đặt theo tên của một địa điểm, vùng đất nổi tiếng trên thế giới, hoặc dùng những từ tiếng Anh phổ biến nhằm rút ngắn thời gian nhận dạng thương hiệu hoặc ăn theo những địa danh đã nổi tiếng thế giới.

Thành bại có tại cái tên? 8
Tên chung cư bằng tiếng Tây khiến nhiều người dở khóc, dở cười… Ảnh: infonet

Cách đặt tên dự án bằng tiếng nước ngoài cũng chỉ là một thủ thuật câu khách, quảng bá sản phẩm của chủ đầu tư.

Tuy nhiên, sự lạm dụng quá đà như hiện nay dễ dẫn đến hệ quả, khách hàng rơi vào ma trận các dự án na ná tên gọi, lẫn lộn trong sự nhận diện dự án của nhiều chủ đầu tư khác nhau, thậm chí đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp sở hữu phải đưa nhau ra toà.

Thành bại có tại cái tên? 9
Cách đặt tên dự án bằng tiếng nước ngoài chỉ là một thủ thuật câu khách, quảng bá sản phẩm. Ảnh: infonet

Năm 2013 đã xảy ra vụ tranh chấp giữa Công ty cổ phần Đầu tư Mai Linh, chủ đầu tư của dự án Golden Palace với Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3 cũng sử dụng tên “Golden Palace” cho dự án của mình
2015, Novaland đã phản ứng cho rằng một doanh nghiệp tại Hà Nội lấy tên Sunrise City đặt tên cho 1 dự án trên đường Lê Văn Lương.

Trước sự phản ứng mạnh mẽ của Novaland và đối diện nguy cơ khiếu kiện vì “nhái” thương hiệu, dự án Sunrise City Lê Văn Lương cuối cùng đã phải đổi tên thương mại thành The Golden Palm.

Thành bại có tại cái tên? 10
Chung cư The Golden Palm Lê Văn Lương (HDI Sunrise City). Ảnh: Internet

Nhiều người dân ở các khu chung cư có tên nước ngoài, đặc biệt là các dự án có tên dài còn gặp rắc rối khi đi làm các thủ tục giấy tờ như chứng minh nhân dân, visa, hộ chiếu, sổ tạm trú…

Do những loại giấy tờ này qui định giới hạng ký tự nên ở phần ghi địa chỉ, riêng cái tên của khu chung cư cũng đã chiếm hết, tên phường/xã, quận/huyện không còn đủ chỗ để ghi tiếp.

Cũng có những trường hợp chỉ cập nhật được mỗi số căn hộ, tên đường, phường mà không còn đủ chỗ để ghi tên chung cư, khu phố…

Thành bại có tại cái tên? 11
Các dự án chung cư có tên nước ngoài dài gặp rắc rối cho người dân khi đi làm các thủ tục giấy tờ như chứng minh nhân dân, sổ tạm trú… Ảnh minh họa: LĐO

Cách chọn và đặt tên cho một dự án để xây dựng thương hiệu hiện nay không theo một mô thức nào cả. Không cố định do ai đặt, có khi là ý tưởng nảy ra trong đầu của lãnh đạo, có khi là do bộ phận marketing đặt, có khi do bộ phận truyền thông và thậm chí từ một nhân viên sales hay nhân viên thiết kế…

Một số doanh nghiệp quan tâm đầu tư hơn có thể chọn từ các cuộc thị nội bộ hoặc các đối tác tư vấn ý tưởng nhưng tựu chung vẫn chuyển tải mục tiêu của chủ đầu tư.

Việc đặt tên “Tây” cho dự án bất động sản dường như đã trở nên phổ biến, và là một trong những khâu quan trọng nhất cho chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh phát triển bất động sản.

Thậm chí, đã có những trường hợp vì dự án mang tên tiếng Việt nên đơn vị bán hàng đã đổi tên dự án để phục vụ cho chiến lược quảng bá, tiếp thị và phân phối sản phẩm ra thị trường.

Thành bại có tại cái tên? 12
Việc đặt tên “Tây” cho dự án bất động sản là một trong những khâu quan trọng nhất cho chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh phát triển bất động sản. Ảnh minh họa: VietNamNet

Cũng giống như việc đặt tên cho doanh nghiệp của mình, các ông chủ dự án bất động sản rất chú trọng đến tên dự án mà công ty định hướng phát triển. Một yếu tố rất quan trọng mang tính sống còn được chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng thương hiệu cho dự án là làm sao hỗ trợ tốt nhất cho việc truyền thông, makerting và bán hàng.

Một điều luôn khiến cho những người làm marketing và truyền thông đau đầu trong việc đặt tên dự án bằng tiếng Việt cho dự án là khó để tìm được một từ tiếng hay một từ, cụm từ thuần Việt nào đó ngắn gọn, ấn tượng, súc tích, mang đầy đủ ý nghĩa, mục đích mà dự án hướng đến. Khi triển khai cái tên tiếng Việt sẽ khó khăn trong việc diễn đạt đặc điểm, tính chất, vị trí địa lý của dự án…

Có phải đây là lý do khiến cho các doanh nghiệp phát triển bất động sản chọn tiếng nước ngoài để đặt tên cho các dự án như hiện nay. Hay chỉ là cái cớ để lười sáng tạo trong việc dựng thông điệp cho một dự án mang cái tên thuần Việt!

Thành bại có tại cái tên? 13
Ảnh minh họa: CafeF

Việc dùng tên nước ngoài đặt cho các dự án bất động sản quá phổ biến như ở nước ta hiện nay không chỉ gây rắc rối trong các thủ tục hành chính, khó phát âm, khó nhớ cho người dân và có phần lai căng văn hóa.

Vậy làm thế nào để ngày càng nhiều dự án bất động sản được xây dựng bằng những cái tên thuần Việt?

Các doanh nghiệp bất động sản hiện nay giao phó việc xây dựng thương hiệu dự án cho phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng truyền thông đảm nhận. Tuy nhiên, mỗi bộ phận có một mục tiêu khác nhau nên họ thường chọn giải pháp an toàn là lên mạng tìm một cái tên nước ngoài đặt cho dự án, thay vì phải động não sáng tạo tìm ra một cái tên thuần Việt sẽ dễ gặp những rủi ro trong chiến lược marketing và hiệu quả kinh doanh.

Thành bại có tại cái tên? 14
làm thế nào để ngày càng nhiều dự án bất động sản được xây dựng bằng những cái tên thuần Việt? Ảnh minh họa: Zingnews

Hiện nay, các doanh nghiệp chuyên nghiệp, họ đi theo xu hướng thuê các công ty chuyên tư vấn phát triển thương hiệu tham gia ngay từ đầu, cụ thể là bắt đầu ở giai đoạn phác thảo thiết kế Concept dự án.

Muốn thành công, bộ phận làm thương hiệu dự án phải tham gia ngay từ đầu, trước cả khâu thiết kế để đưa ra yêu cầu cho thiết kế và xây dựng định vị dự án, chiến lược giá bán…

Nếu đợi công trình xây lên rồi mới truyền thông là sai lầm, bộ phận thương hiệu làm truyền thông rất khó khăn, còn nhân viên kinh doanh có thể bán hàng không được.

Nếu một dự án ra sau, có một nhãn hiệu trùng hay tương tự gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu của một dự án trước đó, thì điều này sẽ gây khó khăn cho chủ đầu tư.

Không chỉ hao tiền tốn của khi rủi ro pháp lý xảy ra, việc vướng vào kiện cáo của các chủ đầu tư đã sở hữu thương hiệu sẽ không tốt cho các dự án sau này.

Nếu chẳng may đó là các chủ đầu tư lớn, thì họ có thể phải bỏ thêm nhiều tiền để đàm phán với chủ cũ để mua lại nhãn hiệu mà họ mong muốn dùng.

Thành bại có tại cái tên? 15
Ảnh minh họa: internet

Một việc quan trọng nữa trong việc xây dựng thương hiệu dự án mới là phải tạo được lý do tin tưởng dự án nơi khách hàng.

Có thể thực hiện điều này dựa trên uy tín của các đối tác, đơn vị tham gia thực hiện dự án như nhà thầu thi công, đơn vị thiết kế, công ty phân phối hay quản lý đã có danh tiếng trên thị trường.

Một thương hiệu bất động sản thành bại không chỉ ở cái tên mà còn hội tụ nhiều yếu tố khác, muốn phát triển bền vững doanh nghiệp nên tập trung vào chất lượng, đúng tiến độ, giá thành sản phẩm đầu ra phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng, dịch vụ quản lý vận hành chuyên nghiệp…

Tôi tin rằng, đến lúc nào đó trình độ đội ngũ marketing, copywriter của người Việt được nâng lên, lòng tự tôn dân tộc cao sẽ tự ý thức dùng tên tiếng Việt để đặt tên dự án cho việc xây dựng những thương hiệu bất động sản mang bản sắc Việt.

Bài viết thể hiện Góc Nhìn của chuyên gia truyền thông Phạm Sông Thu


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!


Chủ đề: chiến lược marketingĐặt tên dự án bất động sảnmarketingquản trị thương hiệuTên dự án bất động sảntên thương mạiThương hiệu bất động sảnThương hiệu dự ánTiếng nước ngoàitruyền thôngxây dựng thương hiệuXây dựng thương hiệu dự án

Chia sẻ liên quan:

Thành bại có tại cái tên? 17
Nơi tôi sống

Thu thuế cho thuê căn hộ tại TP.HCM

bởi Quang Bình
23/04/2021

Cụ thể, kế hoạch thu thuế lần này nhằm tăng cường thực hiện các giải pháp quản lý thu, tập...

Thành bại có tại cái tên? 18
Xu hướng

Ông Dương Công Minh: LPB là con đẻ của tôi và tôi đã cho đi, STB là con dâu và con dâu lúc nào cũng quý hơn, toàn bộ công việc của tôi giờ đây đều tập trung cho Sacombank

bởi Nguyên Khôi
23/04/2021

Ông Dương Công Minh chia sẻ, Sacombank (STB) và LienVietPostBank (LPB) không có quan hệ gì và là 2 ngân...

Thành bại có tại cái tên? 19

Giao dịch văn phòng Hà Nội và Tp.HCM vẫn tăng 40% bất chấp dịch bệnh

23/04/2021
Thành bại có tại cái tên? 20

Hụt hơi sau kết quả kinh doanh, điều gì giúp cổ phiếu ngân hàng chạy đường dài?

23/04/2021
Thành bại có tại cái tên? 21

Cổ phiếu SHB – “Mở đầu” hay “Kết thúc”

23/04/2021
Đại hội cổ đông Sacombank

ĐHĐCĐ Sacombank: Kỳ vọng lợi nhuận trước thuế đạt 4.000 tỷ đồng, nợ xấu được kiểm soát dưới 2%

23/04/2021
Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tháng 02/2021 giảm khoảng 0,1%/năm so với tháng 12/2020 (Ảnh minh họa)

Đến giữa tháng 4, tín dụng nền kinh tế đã tăng 3,34%

23/04/2021
Tòa nhà Itower tại Quận 3, TP.HCM - trụ sở của Nguyễn Hoàng Group. Ảnh: HOÁ KHOA.

‘Đế chế’ Nguyễn Hoàng Group của doanh nhân Hoàng Quốc Việt

23/04/2021
Ảnh minh họa.

Khan hiếm nguồn cung mới, giá thuê đất công nghiệp liên tiếp “leo thang”

23/04/2021
Thành bại có tại cái tên? 22

Công ty Star Beach: “King Bay được làm thật, không lừa đảo bất kỳ ai”

22/04/2021
Tải thêm
Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Thành bại có tại cái tên? 23

Đặc sản heo lai hấp, nướng ống tre

23/04/2021
Thành bại có tại cái tên? 24

Thu thuế cho thuê căn hộ tại TP.HCM

23/04/2021
Thành bại có tại cái tên? 25

Ông Dương Công Minh: LPB là con đẻ của tôi và tôi đã cho đi, STB là con dâu và con dâu lúc nào cũng quý hơn, toàn bộ công việc của tôi giờ đây đều tập trung cho Sacombank

23/04/2021
Thành bại có tại cái tên? 26

Giao dịch văn phòng Hà Nội và Tp.HCM vẫn tăng 40% bất chấp dịch bệnh

23/04/2021
Thành bại có tại cái tên? 27

Hụt hơi sau kết quả kinh doanh, điều gì giúp cổ phiếu ngân hàng chạy đường dài?

23/04/2021

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập