Ngoài một số nước như Síp, Malta, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Grenada… khá thoáng trong việc “bán” quốc tịch hay thẻ thường trú nhân với giá từ 200.000 đến 2,5 triệu USD thì rất nhiều nước xét duyệt khá kĩ với thời gian nhiều năm trời.
Nên xem:

Bên cạnh một số ít người muốn “thủ” sẵn quốc tịch khác để dễ bề xoay xở khi phạm pháp thì đa số chọn việc “mua” quốc tịch để thuận tiện sinh sống, làm ăn, buôn bán và đi lại khắp thế giới.
Như hộ chiếu Sip hiện được xem là 1 trong 10 hộ chiếu quyền lực nhất thế giới có thể đi đến 159 quốc gia mà không cần xin visa!
Ngoài việc đi lại thuận tiện thì học phí dành cho con cái người có quốc tịch rẻ hơn rất nhiều so với người ngoại quốc.
Anh Đ.V.P, người chuẩn bị đi Canada sau khi bỏ hơn 7 tỷ đồng (khoảng 300.000 USD) tính toán 3 đứa con anh sẽ bớt được học phí có khi còn hơn số tiền đã bỏ ra với chất lượng giáo dục có thể tốt hơn bây giờ.

Trừ Mỹ, Úc và 1 vài nước gần đây đã siết chặt hơn việc nộp hay đầu tư tiền để có thẻ xanh hay vào quốc tịch thì nhiều nước lại thông thoáng hơn do kinh tế khó khăn.
Cùng với việc những khoản tiền vài trăm ngàn USD không phải là quá lớn đối với người Việt có nhà ở các thành phố lớn, sẵn sàng bán để định cư nên việc “mua” quốc tịch không còn là chuyện quá khó.

Có nước như Ireland, một quốc gia châu Âu khá phát triển chỉ cần nhà đầu tư bỏ ra 1 triệu Euro (khoảng 27 tỷ đồng) mà không giới hạn tuổi của nhà đầu tư định cư Ireland không yêu cầu cư trú dài hạn, không yêu cầu ngoại ngữ, không yêu cầu chứng minh thu nhập, không yêu cầu kinh nghiệm quản lý/chủ doanh nghiệp…
Hoặc có quốc đảo chỉ cần có tiền, thậm chí không phải đến đấy nhận hay làm thủ tục lấy quốc tịch vẫn được! Ít người Việt nào ở những nơi này nhưng có hộ chiếu các quốc gia đấy dễ dàng đi lại hoặc xin visa dài hạn ở những ngước khó “mua” như Mỹ, Úc.
Ngoài việc đi lại và học hành cho con cái thì hộ chiếu nhiều nước giúp người có nó làm ăn, giao thương dễ dàng hơn.
Chưa kể việc định cư hoặc có quốc tịch khác là lựa chọn của nhiều gia đình có tiền và tấm hộ chiếu nước khác là chứng minh cho sự thành đạt, giàu có và giúp họ khi cần thiết với những lý do tế nhị không tiện nói ra.

Khi Luật không cấm, có điều kiện, mục đích và lý do chính đáng, nguồn tiền hợp pháp, không phạm tội… thì việc trở thành “công dân toàn cầu” hoàn toàn có thể hiểu, thông cảm và chấp nhận được.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!