Việc bầu trời mở cửa trở lại sẽ khởi thông cho ngành du lịch, kinh tế. Thế giới đánh giá là sẽ suy thoái nhanh và phục hồi nhanh khi trung tâm dịch ở châu Á.
Hiện nay, trung tâm dịch ở châu Âu, còn khu vực Đông Bắc Á đã bình ổn trở lại, các chuyên gia nhận định, kinh tế thế giới sẽ phục hồi không nhanh, mất vài ba năm.
Tuy nhiên, Việt Nam không suy thoái kinh tế mà suy giảm tăng trưởng. Chúng ta đã dập dịch nhanh vì vậy cần tận dụng cơ hội phục hồi kinh tế cùng khu vực Đông Bắc Á. Việt Nam phục hồi nhanh nhờ cầu nội địa và cầu thế giới, hi vọng mở cửa nhanh cùng Hong Kong và Singapore.
Chúng ta, nhìn lên bầu trời sẽ thấy cầu nội địa phát triển tốt, đây là lợi thế của ngành hàng không. Bầu trời sạch, dịch bệnh sạch rồi, chúng ta chỉ cần kích cầu. Chúng ta đã có bài học từ chính phủ Mỹ, Nhật Bản về kích cầu du lịch. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ có giải pháp ở mức hạn chế vì sợ dịch bệnh kéo dài, tung hết giải pháp thì sau không còn gì để tung.
Hôm nay, trong hội trường không ai đeo khẩu trang, sân bay, khu du lịch đông và đã trên 30 ngày không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Vì vậy, đây là cơ hội lớn của du lịch và hàng không để kích cầu và phát triển trở lại.
FLC là doanh nghiệp trẻ, có tuyên ngôn vững chãi và nhiều cái nhất: An toàn nhất (máy bay mới, đi an tâm), đúng giờ nhất, dịch vụ của Bamboo Airways tốt.
Tôi mong muốn hãng hàng không này có quy trình chuyên nghiệp nhất, tiết kiệm thời gian nhất và tránh cho khách hàng chờ đợi mỏi mệt. Để làm được điều đó, hãng hàng không Bamboo Airways nên số hóa quy trình để tối ưu hóa và kết nối với ngành hàng không, du lịch nội địa cũng như toàn cầu.
Bên cạnh đó, FLC và doanh nghiệp du lịch cũng nên kích cầu bằng chính sách giảm giá nhưng không giảm quá đáng, ưu tiên cho trẻ em để kích thích lớn với bố mẹ và tạo động lực cho thị trường du lịch nội địa. Cần có chính sách linh hoạt, đào tạo nhân lực phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Ngoài ra, nên có chia sẻ lợi ích công bằng giữa Tổng cục Hàng không với doanh nghiệp trong ngành. Bất cứ tổn thất nào trong ngành đều ảnh hưởng đến nền kinh tế, cần đặt lợi ích quốc gia lên trên thay vì cạnh tranh sát sườn giữa các doanh nghiệp. Quốc gia ở đây là lợi ích của người tiêu dùng và kết nối giữa người tiêu dùng với tăng trưởng kinh tế.
Gần đây, ngành hàng không có hiện tượng các doanh nghiệp cạnh tranh chưa lành mạnh, đấu tranh sống còn với nhau. Điều này chỉ hợp với các ngành kinh doanh hàng hóa. Ngành này cần đầu tư lớn nên không thể cạnh tranh như vậy vì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của tài sản quốc gia.
Ghi theo lời của TS Lê Xuân Nghĩa, Chuyên gia kinh tế tại Hội nghị Hàng không Việt trỗi dậy và sự phục hồi kinh tế”, tại FLC Quy Nhơn, do hãng hàng không Bamboo Airways tổ chức ngày 30/5.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!