Theo báo cáo gửi đến Quốc hội và đại biểu Quốc hội kỳ họp vừa khai mạc sáng hôm qua (20/5). Ngân hàng nhà nước cho biết đến cuối tháng 3, cho vay bất động sản tăng 1,23% so với cuối năm 2019, chiếm hơn 19% tổng dư nợ tín dụng!
Tuy tăng nhưng Ngân hàng nhà nước cho biết tín dụng được kiểm soát chặt chẽ với cho vay đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, theo đó, dư nợ tín dụng lĩnh vực bất động sản tăng cao hơn mức tăng trưởng dư nợ tín dụng chung nhưng tập trung phục vụ nhu cầu nhà ở.

Đến cuối tháng 3/2010, cho vay bất động sản chiếm 19,31% tổng dư nợ tín dụng; trong đó, cho vay mua nhà ở chiếm tỉ trọng khoảng 62,43% dư nợ tín dụng bất động sản.
Tuy nhiên tỉ trọng dư nợ tín dụng đối với mục đích kinh doanh bất động sản trong tổng dư nợ lĩnh vực này ngày càng giảm, cuối năm 2017 là 45,60%; cuối 2/2018 là 35,5% và cuối năm 2019 là gần 33%. Cho đến nay cho vay bất động sản vẫn chiếm phần lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, dư nợ tín dụng phục vụ nhu cầu nhà ở tăng là điều đáng mừng và nên làm. Một khi tín dụng tập trung vào lĩnh vực này nhiều hơn là kinh doanh bất động sản cho thấy thị trường dần lành mạnh và đi đúng hướng. Tuy nhiên, để bóc tách đúng và thực chất hai mảng này xem có chỗ nào bị “trộn lẫn” vào nhau hay không vẫn là bài toán khó.
Về phía các doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà có nhu cầu thực sự để ở thì việc ngân hàng vẫn mở cửa cho các khoản vay phục vụ nhu cầu chính đáng này là một tín hiệu vui. Nếu các gói tín dụng hỗ trợ mua nhà xã hội được thông qua cùng với việc tín dụng bất động sản chỉ siết với các khoản vay có mục đích kinh doanh thì phân khúc này nhiều khả năng phát triển mạnh trong thời gian tới.
Tuy nhiên số liệu trên chỉ mới tính đến cuối tháng 3/2020, thời điểm mà đại dịch Covid-19 chưa tác động mạnh và cần có độ trễ để đánh giá chính xác hơn.

Cho đến nay chưa có con số chính thức về thiệt hại của ngành bất động sản trong đại dịch nhưng việc nhiều chủ đầu tư chuẩn bị mở dự án, bán hàng và các Công ty môi giới ồ ạt tuyển nhân viên mới sau khi phải thu mình, sa thải hay cho hàng loạt nhân viên nghỉ tránh dịch cho thấy mọi việc vẫn đang ở thì tương lai.
Nhìn bề ngoài có vẻ nhiều dấu hiệu khởi sắc nhưng bên trong ra sao và thực tế thế nào có lẽ phải cần 2,3 tháng nữa mới đánh giá đúng.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!