Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán SSI, quí 1/2020 có 47.500 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp đã được phát hành, tăng mạnh gần 40% so với cùng kỳ 2019.
Đáng lưu ý là nhóm dẫn đầu đã chuyển từ ngân hàng sang các doanh nghiệp bất động sản, khi nhóm này với 23.202 tỉ đồng chiếm 49% khối lượng phát hành toàn thị trường, trong khi cả năm 2019 chỉ chiếm 38%.
Tuy nhiên điều đáng nói là lãi suất trái phiếu bình quân trong quí 1 đầu năm nay là 10,4%/năm nhưng nhóm bất động sản là 10,8%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 10,3% của năm 2019.
Trong khi đó vì ảnh hưởng đại dịch Covid-19, lãi vay ngân hàng nhiều nơi đã giảm 1-3% tùy khoản vay, kỳ hạn và nhóm nợ nhưng riêng trái phiếu thì không thể và đó được xem như gánh nặng kép với các doanh nghiệp BĐS.

Từ cuối 2019, Bộ Tài Chính đã có ý định và sau đó khuyến cáo việc vay vốn qua nhiều qua kênh trái phiếu nhưng do quá cần vốn và tín dụng của ngân hàng cho BĐS ngày càng siết chặt hơn nên trái phiếu vẫn là nơi tìm vốn dễ dàng của nhiều doanh nghiệp BĐS.
Gần đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) gần đây đã đề nghị không nên siết hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, để tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư xã hội cho lĩnh vực bất động sản, cũng như giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn mới phát sinh do đại dịch Covid-19.

Đề xuất này sẽ giúp doanh nghiệp bớt khó khăn hơn khi vốn chảy vào BĐS trong thời này đang nhỏ giọt, tuy nhiên với lãi suất cao, thị trường chưa khởi sắc và không phải doanh nghiệp nào làm ăn cũng “bền vững” thì rủi ro sẽ chực chờ.
Chưa kể, hàng loạt dự án Condotel đang có nguy cơ không trả nỗi lãi cam kết càng khiến khách hàng, nhà đầu tư nghi ngại về năng lực của nhiều chủ đầu tư và ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu BĐS dù trên hình thức hai khoản huy động vốn này khác nhau.
Đã có những doanh nghiệp vì hồ sơ yếu, thiếu và không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng nên đã dùng trái phiếu để vay nợ. Chưa kể không ít doanh nghiệp thiếu tài sản đảm bảo, tình hình tài chính không tốt nên lãi suất trái phiếu càng cao càng nên cân nhắc nguy cơ rủi ro.

Ai cũng hiểu lợi nhuận luôn tỷ lệ thuận với rủi ro và so với lãi suất ngân hàng thì lãi suất trái phiếu đang trên 10% luôn là “miếng bánh” hấp dẫn.
Với những doanh nghiệp làm ăn tử tế, kinh doanh đàng hoàng và tài sản đảm bảo tốt, dự án bán được thì lãi suất trên không phải là bất khả thi nhưng ngược lại sẽ là điều xấu cho cả người mua trái phiếu lẫn thị trường BĐS.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!