TSKH, Kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn so sánh thành phố sáng tạo tương tác cao phía Đông thành phố Hồ Chí Minh giống như vùng Hauts – de – Seine (phía Tây thủ đô Paris của Pháp): Công trình hiện đại, hạ tầng hiện đại đều nằm ở đây; dân cư trí thức, trẻ, có thu nhập cao chạy qua đây sinh sống. Sau này, khu trung tâm quận 1, quận 3, quận 5 chỉ bảo tồn, giữ gìn bản sắc hơn 300 năm và cư dân có thu nhập thật cao.
Nên xem:
Viễn tưởng chăng?
Có thể thấy, quy hoạch TP.HCM qua các thời kỳ lãnh đạo có sự chuyển hướng rõ rệt. Nếu như thời kỳ trước, các nhiệm kỳ trước, lãnh đạo TP.HCM chú trọng phát triển đô thị theo “hướng Nam”, với phương châm: Hướng biển. Phú Mỹ Hưng (quận 7) ra đời. Sau này Khu đô thị cảng Hiệp Phước (Nhà Bè) ra đời. Cả hai khu đô thị trên nằm trong cái gọi là Khu đô thị phía Nam thành phố Hồ Chí Minh – Nam Sài Gòn (dù chưa có cơ sở pháp lý).
Nhiệm kỳ này, lãnh đạo TP.HCM thành lập Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, gộp 3 quận (2, 9, Thủ Đức) thành “thành phố trong thành phố”. Mô hình mà có lẽ, chính những người nghĩ ra, đề xuất lập ra cũng còn “mù mờ”.
Trước tiên, đó mà mù mờ về tính pháp lý. Để giải quyết nút thắt cơ chế này, UBND TP.HCM đã gửi văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng cho ý kiến về quy trình, thủ tục sáp nhập 3 quận thành thành phố (Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông) trực thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng đã có văn bản trả lời rằng: Chưa có cơ sở pháp lý cho vấn đề trên.
Bất chấp, UBND TP.HCM vẫn quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông do Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong làm Trưởng ban. Điều này cho thấy, quyết tâm của TP.HCM rất cao. Thành phố đã sẵn sàng hành động.
Tại hội thảo “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TP.HCM” diễn ra gần đây, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Thành phố chưa cần phải mở rộng theo hướng sáp nhập một phần các tỉnh lân cận. Thành phố không thiếu đất, quan trọng là phải sử dụng đất đai hiện có một cách hiệu quả nhất.
Việc thành lập Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông cho thấy quan điểm trên của lãnh đạo TP.HCM đã bắt đầu vận dụng trong thực tiễn.
Tuy nhiên, nút thắt bây giờ là thể chế. Dù thể chế do con người tạo ra, nhưng chính con người bị thể chế cản bước.
TP.HCM với 45 năm phát triển sau giải phóng, đã cho thấy thành phố có nhiều kinh nghiệm “phá rào”, giúp nội lực “bung ra”. Hy vọng lãnh đạo TP.HCM tiếp nối chủ trương các bậc tiền bối “phải biết phân tích những đặc điểm lịch sử của thành phố và con người thành phố để chọn lựa hướng đột kích chủ yếu” để “cởi trói cơ chế”, trước mắt là xây dựng Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông.
Xây cánh cửa, nhưng khi nó chật chội thì phải mạnh dạn đập bỏ để mở rộng.
Bài viết chỉ thể hiện Góc Nhìn của Nhà báo Từ Ngôn Dân
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!