William A. Warrd – nhà giáo dục nổi tiếng của Mỹ từng nhận định “Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, còn người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”. Điều đó chứng tỏ, mục đích lớn nhất mà giáo dục hướng tới phải là hoạt động nuôi dưỡng ý chí, thôi thúc động lực và phát triển trải nghiệm thay vì chú trọng vào quá trình tiếp thu một chiều và bị động.
Trong lịch sử phát triển của giáo dục hiện đại, những phương pháp giáo dục tiến bộ được nhiều quốc gia và khu vực lựa chọn nhất cũng rất chú trọng vào hoạt động trải nghiệm và trao quyền cho chính người học. Tiêu biểu là phương pháp Instrumentalism (J.Dewey) và phương pháp Reggio (Loris Malaguzzi).
Với phương pháp Instrumentalism, tác giả J.Dewey tin tưởng rằng mục đích của trường học là việc giáo dục những đứa trẻ tìm ra giải pháp cho mọi vấn đề bằng cách học tập và thích nghi với môi trường thực tế. Theo ông, do giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể chỉ áp đặt từ bên ngoài. Vì thế, sẽ không bao giờ có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình của người học, lấy người học làm trung tâm.
Chính vì lý do ấy mà Học viện VTALK luôn chú trọng đầu tư vào các hoạt động thực tiễn trong lớp học, thậm chí là tổ chức cả sân chơi dành riêng cho thuyết trình nhằm tăng cơ hội áp dụng các kỹ năng vào thực tế, giúp học viên được cọ xát và trải nghiệm nhiều hơn.
J.Dewey – nhà giáo dục học, nhà triết học thực dụng Mỹ
Còn với phương pháp Reggio Emilia, nhà tâm lý học Loris Malaguzzi hướng đến hoạt động tiếp cận Reggio nhằm dẫn dắt các bạn trẻ vào lộ trình phát triển tự nhiên về kiến thức và tình cảm, cũng như thúc đẩy các mối quan hệ xã hội. Nền tảng của phương pháp này nằm ở việc tôn trọng cái nhìn độc đáo của trẻ với môi trường xung quanh để khuyến khích “hàng trăm kênh ngôn ngữ của trẻ được phát triển”. Trẻ được trao cho những quyền hạn cụ thể để tự quyết định bản thân sẽ học gì, làm gì và làm như thế nào dưới sự quan sát của giáo viên và phụ huynh.
Dựa theo đó, đội ngũ giáo viên tại VTALK liên tục đẩy mạnh hoạt động chia sẻ, giao lưu giữa học viên với giáo viên và giữa các bạn học viên với nhau. Việc làm này tạo ra cơ hội thấu hiểu và kết nối tốt hơn. Đặc biệt, kỹ năng lắng nghe là ưu tiên hàng đầu trong mọi buổi học vì nó tạo ra văn hóa tôn trọng đối với quan điểm và cá tính của mỗi người. Mọi góc nhìn đều được tôn trọng và phát huy cái hay theo phương pháp Brainstorming. Ngoài ra, cách bố trí sắp xếp lớp học cũng giúp cho các hoạt động này diễn ra thuận tiện hơn.
Nhà Tâm lý học Loris Malaguzzi
Là một trong những cơ sở đào tạo kỹ năng hàng đầu tại thành phố Hồ Chí Minh, ngay từ khâu đầu tiên trong quá trình xây dựng hệ thống giáo án chuyên biệt của mình, Học viện Kỹ năng VTALK đã chú trọng việc áp dụng và nhân rộng hơn nữa hai phương pháp giáo dục phù hợp với quá trình phát triển hiện nay nêu trên.
Một trong những lý do lớn nhất khiến các bạn trẻ thường có thái độ học tập rất bị động, ngại chia sẻ trước đám đông và có tâm lý sợ hãi mỗi khi phải bày tỏ quan điểm cá nhân về các vấn đề trong cuộc sống là vì bản thân các bạn không có tư duy phản biện tốt. Trong môi trường học khuyến khích việc tranh luận một cách tích cực, các bạn học sinh sẽ hình thành được sự chủ động trong việc giao tiếp, dám chia sẻ cũng như là luôn sẵn sàng bộc lộ quan điểm riêng của mình.
“Thực tế với những bài giảng có tổ chức các hoạt động phản biện, tranh luận, các bạn có tâm lý tiếp nhận cởi mở và năng động hơn, tích cực tham gia trao đổi cũng như chủ động tìm tòi các thông tin nhằm đưa ra quan điểm một cách thuyết phục nhất. Đặc biệt, khi sử dụng phương pháp phản biện, các bạn còn có xu hướng dễ dàng chống lại những áp lực của bạn bè, hình thành ý kiến của riêng mình và tin tưởng vào suy nghĩ của bản thân khi được yêu cầu làm những việc mà các bạn không muốn làm. Đây là một cách rất hay để hạn chế tâm lý a dua, chạy theo đám đông ở các bạn trẻ. Bên cạnh đó, quá trình phản biện cũng cung cấp cho học sinh những hiểu biết sâu sắc hơn về thế giới, bao gồm cả cách các bạn nhìn nhận bản thân mình trong thế giới đó”, cô Nguyễn Minh Thảo – Diễn giả, giáo viên kỹ năng của Học viện VTALK cho hay.
Buổi học với sự chia sẻ và kết nối mạnh mẽ giữa thầy – trò tại VTALK
Đặc biệt, để đạt được hiệu quả cao nhất của việc học, VTALK luôn hỗ trợ và khuyến khích học viên áp dụng kỹ năng thuyết trình vào đời sống – đây là một bước áp dụng cực kỳ quan trọng giúp học viên xóa bỏ ám ảnh về việc tiếp nhận lý thuyết suông một cách nặng nề, thay vào đó, việc học giờ đây được gắn liền với mọi hoạt động của cuộc sống. Vị thế người học cũng có sự thay đổi khi học sinh trở thành trung tâm và là người chủ động với quá trình học của chính mình.
Theo ông Mai Nguyễn Hoàng Nam – Founder & CEO Học viện Kỹ năng VTALK: “Thuyết trình không phải là một nghề nghiệp, thuyết trình phải là công cụ thường trực trong cuộc sống hàng ngày”. Để vận dụng thành thạo kỹ năng thuyết trình, trước hết, cần thay đổi hệ thống tư tưởng và xem thuyết trình như một điều hiển nhiên phải sử dụng liên tục.
Nhờ vào việc thuyết trình giỏi, các bạn trẻ có thể thể hiện quan điểm và bảo vệ chính kiến của mình tốt hơn. Đồng thời, tăng khả năng thuyết phục bố mẹ tôn trọng quan điểm của mình, và tạo cho người lớn một sự tin tưởng nhất định.
Cũng theo ông Nam: “Chúng ta có thể rèn luyện khả năng thuyết trình bằng cách tự tạo sự tò mò cho mình với những sự vật, hiện tượng xung quanh và sau đó truyền đạt với người khác. Ví dụ khi ăn Phở, hãy tự đặt ra câu hỏi “Cách làm tương ớt như thế nào? Rau thơm có tác dụng gì? Phở Bắc khác gì Phở Nam”. Sau đó, hãy tìm kiếm thật nhiều thông tin cho các câu hỏi, tóm gọn nội dung, sắp xếp một cách có logic, dễ hiểu, thú vị, hấp dẫn và dùng nó làm đề tài cho những bữa ăn Phở tiếp theo. Bản chất của việc truyền đạt lại kiến thức dưới dạng thuyết trình rất hiệu quả, nó giúp người nói nhớ lâu hơn và tạo những ấn tượng khó phai”.
Ông Mai Nguyễn Hoàng Nam – Founder & CEO Học viện Kỹ năng VTAL
Nhờ sự cởi mở và đột phá trong phương pháp giảng dạy của mình, quá trình dạy và học tại VTALK đã mang lại những hiệu quả thực sự không chỉ cho riêng người học.
Chẳng hạn, “Thông qua quá trình tổ chức các hoạt động phản biện trong lớp, giáo viên có thể nắm được trình độ nhận thức và phạm vi hiểu biết của học sinh, đồng thời có thể giúp các bạn tiếp cận sâu hơn, tốt hơn với nhiều nguồn thông tin mới thông qua quá trình phản biện”, cô Minh Thảo nhấn mạnh.
Thậm chí, vấn đề giao tiếp giữa bố mẹ và con cái cũng được cải thiện vì các bạn trẻ bắt đầu biết cách bày tỏ quan điểm tích cực và học được thái độ biết lắng nghe với những lo lắng, trăn trở từ các bậc phụ huynh. Đây là những tín hiệu chứng minh sự đúng đắn của VTALK trong việc nỗ lực lựa chọn và liên tục nâng cao các triết lý giáo dục của mình.
Bài viết thể hiện góc nhìn của Nguyễn Thị Ngọc
Nguồn bài viết gốc tại đây