Với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững Tp.HCM”, diễn đàn nhằm chia sẻ kinh nghiệm, tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các tổ chức định chế tài chính, tập đoàn, diễn giả, chuyên gia uy tín trong nước và quốc tế về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu, chương trình trọng điểm của Thành phố. Sự kiện nhằm góp phần nâng cao hình ảnh, uy tín của Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng vươn tầm quốc tế.
Toàn cảnh Diễn đàn Kinh tế Tp.HCM 2024.
Diễn đàn năm nay có sự tham gia của đại diện các Bộ ngành Việt Nam; các định chế tài chính quốc tế (World Bank, IMF, IFC, ADB...), các tổ chức Quốc tế như Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia trong nước và ngoài nước trong lĩnh vực kinh tế, công nghệ, chuyển đổi công nghiệp và phát triển bền vững.
Gia tăng lợi thế cạnh tranh thông qua chuyển đối số, chuyển đổi xanh
Đây là năm thứ 2 liên tiếp Nam A Bank đồng hành cùng chương trình với nhiều hoạt động thiết thực qua đó góp phần cùng Tp.HCM hướng đến phát triển bền vững. Các hoạt động trọng tâm trong khuôn khổ của diễn đàn năm nay mà Ngân hàng đồng hành thu hút sự quan tâm như: Tham gia triển lãm tại Không gian giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh Tp.HCM năm 2024 (GRECO 2024); Phiên thảo luận song song tại diễn đàn với chủ đề: “Vai trò của doanh nghiệp và các bên liên quan trong chuyển đổi công nghiệp”…
Ông Võ Hoàng Hải – Phó Tổng giám đốc Nam A Bank phát biểu tại sự kiện.
Đóng góp sáng kiến cho Diễn đàn năm nay, Ông Võ Hoàng Hải – Phó Tổng giám đốc Nam A Bank chia sẻ: “Để chuyển đổi công nghiệp thành công cần tạo hệ sinh thái cộng sinh - nơi các doanh nghiệp thành viên có thể chia sẻ nguồn lực và tận dụng lợi thể của nhau. Ngoài ra ở góc độ chính phủ, chính quyền địa phương cần tạo hạ tầng đồng bộ từ hạ tầng cứng đến hạ tầng mềm; từ hệ thống giao thông, năng lượng, cảng biển...đến các trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm công nghiệp 4.0. Vì vậy hình thức đối tác công tư PPP đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc chuyển đổi này, từ đó huy động hiệu quả nguồn lực từ vốn đến công nghệ, kinh nghiệm...của phân khúc tư nhân”
Song song đó, trước bối cảnh cách mạng 4.0, đối với doanh nghiệp để chuyển đổi thành công cần chú trọng nâng cao kỹ năng công nghệ của lực lượng lao động để không ai bị bỏ lại phía sau trong sự thay đổi sâu sắc và toàn diện của môi trường kinh doanh hiện nay. Đồng thời bắt tay thực hiện càng sớm càng tốt công tác chuyển đổi xanh, chuyển đổi số nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh, Ông Võ Hoàng Hải nhấn mạnh.
Công cuộc chuyển đổi cần sự đầu tư nguồn vốn lớn và trung dài hạn vì vậy ở góc độ tổ chức tài chính, Nam A Bank đóng vai trò trung gian tài chính cung ứng nguồn vốn "xanh" và ưu đãi đến cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp SMEs. Qua đó tham gia tích cực vào thị trường vốn để dẫn dắt nguồn vốn trung dài hạn đến cộng đồng doanh nghiệp.
Nam A Bank tiên phong phát triển bền vững
Chuỗi hoạt động năm nay, Nam A Bank đã mang đến nhiều giải pháp về công nghệ ngân hàng, tín dụng xanh. Ngân hàng đã và đang thực thi chiến lược trọng tâm “chuyển đổi số và chuyển đổi xanh” để hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, góp phần tạo động lực tăng trưởng cho thành phố nói riêng và cả nước nói chung.
Nam A Bank là một trong những đơn vị đồng hành cùng Diễn đàn năm nay.
Về chuyển đổi số, Nam A Bank đã nhanh chóng thích ứng và hòa nhập vào làn sóng công nghệ nhằm cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Hiện hệ sinh thái số Nam A Bank như Robot OPBA, Open Banking, ONEBANK… đã mang lại những trải nghiệm khác biệt, vượt trội và liền mạch cho khách hàng. Kể từ khi triển khai, ONEBANK tăng trưởng vượt bậc với tốc độ đạt hơn 40% mỗi quý, thu hút hơn 143.000 khách hàng mới tính đến tháng 9/2024. Tổng số giao dịch tại ONEBANK đạt gần 1,7 triệu, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của Ngân hàng trong mảng ngân hàng số.
Bên cạnh đó, nhiều năm qua Nam A Bank đã "xanh hóa" danh mục tín dụng, liên tục xây dựng thêm danh mục sản phẩm tín dụng xanh đa dạng. Ngân hàng tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực tín dụng xanh, triển khai chuỗi giá trị tín dụng xanh với trọng tâm vào các ngành nông nghiệp, thủy sản và năng lượng tái tạo.