• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Đăng ký
Đăng nhập
Góc Nhìn
Win Mart
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Đăng ký

Trang chủ » Đa chiều » Đôi dòng góp ý việc chọn biểu trưng ngành toà án của nhà báo Trần Xuân Thái

Đôi dòng góp ý việc chọn biểu trưng ngành toà án của nhà báo Trần Xuân Thái

Biểu tượng hay biểu trưng (logo) Thần Công lý với thanh gươm quyền lực, chiếc cân công bình và (sau này thêm) chiếc bandeau bịt mặt, đều là các giá trị phổ quát của nhân loại từ đời này qua đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác, cho đến tận hôm nay.

bởi Ngộ Rứa Hè
29/04/2020
trong Đa chiều, Điểm nóng, Tiêu điểm
0
0
3 bức tượng phác thảo được quy định là vua Lý Thái Tôn, do TANDTC cung cấp

3 bức tượng phác thảo được quy định là vua Lý Thái Tôn, do TANDTC cung cấp

Ngày 28/4 là hạn chót góp ý cho việc chọn tượng chân dung Lý Phật Mã, tức vua Lý Thái Tôn (Tông), vị vua thứ 2 của triều Lý và là con trai của Thái Tổ Lý Công Uẩn, – làm biểu tượng (hoặc biểu trưng?) cho ngành xét xử Việt Nam theo yêu cầu góp ý của Tòa án NDTC.

Mặc dù TANDTC chỉ yêu cầu các thẩm phán các cấp từ TƯ tới địa phương, gồm cả Tòa án QS các cấp, mà hoàn toàn không yêu cầu “người ngoại đạo”; tuy nhiên, vì thấy việc này có liên quan trực tiếp đến đời sống người dân cũng như toàn bộ công tác tư pháp, – chứ không riêng gì lĩnh vực xét xử, mà lại cũng liên quan đến lĩnh vực sử học nên mình cũng có chút ngứa nghề.

Chia sẻ liên quan:

Cơ bản về nhượng quyền trong lĩnh vực ẩm thực

03/03/2023

Học bổ túc thì đã sao?

09/02/2023

Bèn có đôi dòng góp ý, coi như tự góp ý cho mình làm nhật ký lưu lại mai sau cho các cháu nó đọc vậy.

(Trước tiên xin minh định rằng, các triều vua thời kỳ phong kiến Việt Nam, từ Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Lê sơ, tất cả đều là “Vua” (King, Rex, Roi), không xưng “Đế” hay “Hoàng đế” (Imperor, l’empéreur, caesar) và thực tế cũng không phải “hoàng đế” như một số báo chí Việt Nam loan tải thời gian qua).

3 bức tượng phác thảo được quy định là vua Lý Thái Tôn, do TANDTC cung cấp

1. Ở mẫu số 1 (tượng bên trái):

Tượng vua Lý Thái Tôn (người Miền Nam gọi đích danh là “Tôn”, không gọi né húy là “Tông”), ở thế đứng ưỡn ngực, oai phong lẫm liệt, bệ vệ trên cái bệ. Tay trái ôm một vật được chỉ định là quyển Hình thư 1042 (Bộ luật HS đầu tiên của Việt Nam, thời ấy là Đại Cồ Việt); tay phải chìa ra 2 ngón chỉa lên trời như chỉ trỏ hay chỉ dạy điều gì?

Bệ dưới chân vua có điêu khắc hình thù cái cân robervan, được quy ước là “biểu tượng của công lý”, là cái cân mà Thần Công lý (The Justice, La Justice, Iustitia) cầm trong các biểu trưng mà khắp cõi địa cầu sử dụng từ hàng nhiều nhiều thế kỷ nay.

Góp 1:

Không góp tay trái hay tay phải, chỉ góp cái cân robervan. Cái cân công lý này nằm dưới bệ chân vua, dễ hiểu rằng “vua đạp lên công lý”. Và thực tế, ở các chế độ quân chủ, đặc biệt là quân chủ chuyên chế (tức phong kiến), vua là “trên hết” là tối thượng, là thiên tử, thiên hoàng, “vua đứng trên và có quyền đứng trên luật pháp”.

Vì vậy, để vua Lý Thái Tôn “dẫm đạp trên công lý” là phải phép lắm!

2. Mẫu số 2:

Vua Lý Thái Tôn vẫn dáng đứng như mẫu số 1 (tượng bên phải). Tay trái được mặc định vật ôm trong người là quyển luật Hình thư 1042 (ý nghĩa ta đây là luật pháp, luật pháp là ta đây); tay phải cầm thanh kiếm lệnh nhưng mũi chỉa xuống đât (hổng biết làm gì?). Ở mẫu này hoàn toàn không thấy cái cân, dù là cân đồng hồ, cân sức khỏe hay cân tiểu ly,… gì hết ráo. Tướng ta đứng thẳng băng và nghiêm nghị hơn tướng tá ở mấu số 1.

Góp 2:

Hổng thấy cái cân vốn được bà con khắp cả và thiên hạ mặc định là “cân công lý” – “công lý”, giá trị phổ quát của nhân loại từ hàng ngàn năm, kể từ khi có lịch sử. Vì hổng thấy cái cân nên hổng biết bức tượng này là bức tượng của ai, ông thần tài hay ông thần lộc, may là có ghi chú “Vua Lý Thái Tông” thì mới biết đó là vua thứ 2 triều lý.

Trong lịch sử các vị vua, hoàng đến trong lịch sử thế giới, hiếm khi thấy ông vua cầm kiếm mà chỉa mũi xuống đất lắm, trừ phi vua ấy quá già nên cần dùng gươm làm gậy, giống như mấy ông già Tây có thói quen cầm dù to và dài để làm gậy chống khi trời không mưa.

3. Mẫu số 3 (tượng ở giữa):

Vua Lý Thái Tôn có đủ cả 3: cuốn Hình thư 1042, kiếm lệnh và cái cân robervan. Khổ nỗi, gươm thì mang vào đai, giấu mũi và chuối ra phía sau áo hoàng bào. Tay phải cầm quyển Hình thư 1042 tựa một nữ sinh viên cầm luận văn tốt nghiệp trong lễ ra trường. Tay trái cầm cái cân (công lý) giơ lên cao, nhưng “hình như” cái cân bị nghiêng xiềng qua một bên, không cân bằng.

Góp 3:

Tư thế ôm quyển luật Hình thư không ổn với tư phong một vị quan Đô sát (Đô sát Viện chuyên việc xét xử), nói gì đến vị vua lẫm liệt.

Thế cầm cân công lý và giơ lên. Một, tay giơ lên không thẳng, không dứt khoát, thế cầm rất bất ổn, dễ rớt. Hai, 2 dĩa cân bị nghiêng, bất cân bằng. Phải chăng ý vua nói rằng, phải xử thật nghiêm trị những kẻ phạm tội; tuy nhiên cũng phải tùy cơ mà ứng biến, có thể tha bổng, nhất là anh em, bạn bè, đồng chí và đặc biệt là “hoàng thân quốc thích”: xử thì xử nhưng có thể tha bổng. Những điều này là do chính con người của Lý Thái Tôn khi còn làm vua, đã từng tha bổng, không nghiêm luật, nghiêm trị những kẻ phạm trọng tội, điển hình như vụ “Loạn Tam vương” (Tam vương chi loạn), kẻ phạm tội phản loạn, vua chẳng những không muốn xét xử mà còn phục chức y như cũ, vì nghĩ “tình anh em”,…

Thế kiếm chuồi: Đây là thế kiếm bất ổn, thế khinh suất. Mặt khác, vua chỉ có 2 tay mà cưỡng ép vua cầm cùng lúc 3 bảo khí, nên kiếm lệnh vua bèn phải đút vô chuôi. Trong binh pháp, đây là thế vô cùng nguy hiểm, vì trừ phi vị vua ấy là một anh hùng đệ nhất kiếm thủ trong thiên hạ, khó có ai có thể tiếp cận ở khoảng cách gần được, còn thì kẻ thích khách không khó khăn lắm để “đột nhâp, đột xuất” để áp sát nhà vua và đoạt gươm, khống chế vua làm còn tin. Đây là tư thế khinh suất đến không thể chấp nhận được.

Một số thế trong các tượng Nữ thần Công lý trên thế giới

4. Bình luận chung:

Một vị vua hay hoàng đế, trừ phi ra trận hay đang chỉ huy trên chiến trường, – thường đứng hay ngồi trên bạch mã oai phong, trên xa giá lẫm liệt oai hùng – còn thì luôn luôn tọa triều mà ra khẩu dụ, đạo dụ, chiếu chỉ, rồi cũng tọa ấn (ngồi mà bút phê). Như vậy, việc ép vua Lý Thái Tôn đứng là một chuyện vô cùng khiên cưỡng, duy ý chí, còn nếu trong thời đó thì đúng là “đã phạm thượng”.

Vua, hoàng đế: là đại diện tối cao cho giai cấp thống trị tập quyền. Luật là vua, vua là luật; dù vua có là bậc quân vương đi chăng nữa, vua vẫn “thay trời trị dân, trị nước”, vua trị dân bằng “khế ước từ trời”, không phải bằng “khế ước từ dân”, “khế ước xã hội” tức luật pháp do chế độ quân chủ của vua ban ra (về điểm này, chế độ quân chủ chuyên chế khác với chế độ quân chủ lập hiến, hay quân chủ nghị viện ngày nay).

Xét xử là công việc độc lập với cai trị, nói cho đúng thì xét xử là hoạt động tư pháp, trong khi vua là hành pháp và cũng đồng thời là lập pháp.

Trong trường hợp này chỉ có thể nói là: “Không có tam quyền phân lập, mà quyền lực là thống nhất”, quan điểm này không phải chỉ có thời kỳ phong kiến Việt Nam mà ngay cả trong thời kỳ của thế kỷ XXI, hệ thống định vị quyền lực vẫn đang là như vậy. Hay chẳng lẽ, ngành xét xử tối cao của Việt Nam đã có lý khi chọn biểu tượng mới này?

Biểu tượng hay biểu trưng (logo) Thần Công lý với thanh gươm quyền lực, chiếc cân công bình và (sau này thêm) chiếc bandeau bịt mặt, đều là các giá trị phổ quát của nhân loại từ đời này qua đời khác, thế hệ này qua thế hệ khác, cho đến tận hôm nay.

Chúng được xem như là “quy ước bất thành văn”. Việt Nam đã hội nhập và đang hội nhập sâu vào cộng đồng văn minh thế giới, không thể và không nên “làm khác đi” so với người ta, gọi là “chủ nghĩa địa phương”.

Mặt khác, không bất kỳ một vị vua hay hoàng đế nào, dù là hiền triết hay vĩ nhân, minh quân hay ác vương, dù là Pius Đại hoàng hay Nã Phá Luân Đại đế, trong thói quen hay tiềm thức nhân loại, được chọn để làm “biểu tượng của công lý”, “biểu tượng của tình yêu”, là “bậc quân vương và chân lý tối cao”, ngoại trừ Đấng Jehovah (Gia-vê) của người Do Thái, Đấng Thiên Chúa của người Ki-tô, Đấng Allah của người Hồi Hồi.

Bài viết thể hiện Góc Nhìn của Nhà báo Trần Xuân Thái 


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Chủ đề: Biểu trưng ngành toà ánBiểu tượngĐa chiềuGóc nhìnLogoluật phápNgành xét xử Việt NamTượng chân dung
Chia sẻ23

Ngộ Rứa Hè

Các chia sẻ khác:

Vertu – Sự khác biệt trong xây dựng câu chuyện thương hiệu của những chiếc điện thoại cao cấp

bởi Khánh Linh
29/03/2023
0

Giống như những chiếc đồng hồ Thụy Sĩ đắt tiền được làm nên bởi đôi tay vàng của các nghệ...

Meet More, cà phê trái cây – Hướng đi khác biệt trên thị trường cà phê Việt

bởi Khánh Linh
28/03/2023
0

Ông Luận cho biết từ khi ra trường và đi làm cho các tập đoàn nước ngoài, điều ông học...

FE CREDIT vinh dự nhận 2 giải thưởng quốc tế từ tạp chí The Global Economics

bởi Khánh Linh
28/03/2023
0

Đây là sự ghi nhận cho những nỗ lực của FE CREDIT trong việc không ngừng cải tiến và sáng...

Giải Futsal HDBank 2023: Thay đổi “lịch sử” của giải Futsal VĐQG

bởi Khánh Linh
28/03/2023
0

Những thay đổi bước ngoặt mang tính “lịch sử” Lễ khai mạc giải Futsal HDBank VĐQG 2023 và giải Futsal...

Ngân hàng Việt đầu tiên triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer

bởi Khánh Linh
23/03/2023
0

Xu hướng ứng dụng điện toán đám mây (Cloud computing) đang diễn ra một cách mạnh mẽ trong các doanh...

Khi bạn nhận ra và chấp nhận cái chết của mình ở tuổi 26

bởi Kỳ Hoa
23/03/2023
0

Mấy hôm nay thấy mọi thứ xung quanh mình từ các mối quan hệ, công việc... đều bất ổn. Chợt...

Tạo đà tăng trưởng kinh tế địa phương, ngân hàng liên tục mở rộng mạng lưới

bởi Khánh Linh
22/03/2023
0

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, hoạt động bán lẻ là một trong những chiến lược được ngân hàng...

Mình sẽ vất vả đến bao giờ?

bởi Kỳ Hoa
20/03/2023
0

Ngày mới đi làm báo, mình được sếp giao một ngày viết 2 bài, nhưng vì chẳng có nghiệp vụ...

Ngân hàng phát triển bền vững thông qua đa dạng hệ sinh thái số

bởi Khánh Linh
16/03/2023
0

Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, ngành ngân hàng được đánh giá đi đầu trong quá trình...

2 kiểu tình yêu trong nhạc tlinh 

bởi Kỳ Hoa
15/03/2023
0

- Yêu say đắm: Đi tìm một nửa duy nhất của đời mình, khao khát và mê say đối phương ...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Vertu – Sự khác biệt trong xây dựng câu chuyện thương hiệu của những chiếc điện thoại cao cấp

29/03/2023

Meet More, cà phê trái cây – Hướng đi khác biệt trên thị trường cà phê Việt

28/03/2023

FE CREDIT vinh dự nhận 2 giải thưởng quốc tế từ tạp chí The Global Economics

28/03/2023

Giải Futsal HDBank 2023: Thay đổi “lịch sử” của giải Futsal VĐQG

28/03/2023

Ngân hàng Việt đầu tiên triển khai giải pháp Oracle Exadata Cloud at Customer

23/03/2023

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Địa chỉ:
80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 05/11/2019.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập