Theo Bộ Xây dựng, Cả nước hiện có 4.438 dự án khu đô thị và dự án nhà ở, tổng vốn đầu tư khoảng 4,8 triệu tỉ đồng, trong đó giá trị tồn kho bất động sản khoảng 104.000 tỉ đồng. Lượng hàng tồn kho bất động sản chủ yếu là căn hộ cao cấp, condotel (căn hộ du lịch)…!
Còn Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) lại đưa ra con số tổng giá trị hàng tồn kho của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết trên sàn chứng khoán lên đến 223.474 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2018. Trong đó, có đến 24 doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho trên 1.000 tỷ đồng.

Bốn tập đoàn có giá trị hàng tồn kho từ 4.200 tỷ đồng đến 7.397 tỷ đồng. Riêng tập đoàn hàng đầu lại có lượng hàng tồn kho chiếm đến 63% tổng giá trị hàng tồn kho.
Hàng tồn kho luôn là chuyện bình thường với bất cứ doanh nghiệp nào nhưng trong bối cảnh hiện nay thì lượng hàng tồn kho quá lớn như trên đang gây khá nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến tính thanh khoản của họ. Với tình hình thị trường bất động sản vẫn đang bị đại dịch Covid-19 tàn phá thì “cục nợ” trên đang gây bất lợi cho rất nhiều doanh nghiệp bất động sản.

Tính đến nay, giá trị hàng tồn kho của Vinhomes đã hơn 60.000 tỷ đồng, Novaland 57.000 tỷ, Quốc Cường Gia Lai 8.500 tỷ, Phát Đạt gần 9000 tỷ, Khang Điền hơn 7000 tỷ…
Trong khi đó khoản vay và nợ thuê tài chính của Novaland gần 35.000 tỷ đồng, Vinhomes 26.500 tỷ, FLC gần 6.500 tỷ, Đất Xanh hơn 4.3000 tỷ…
Nhìn những con số trên, không khó để nhận ra thời gian tới sẽ là chặng đường gian khó với nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn.
Trong lúc thị trường khó khăn và dòng tiền bị chậm, doanh thu bị hụt do đại dịch Covid-19 thì số nợ và tồn kho trên chưa hẳn là những điều xấu.
Tuy nhiên để biến hàng tồn thành tiền và giảm nợ thì không phải là chuyện dễ dàng. Đây mới điều mấu chốt, cần làm và cho biết doanh nghiệp sắp tới sẽ ra sao chứ không phải là những chính sách hỗ trợ đang kêu cứu.

Điều khó khăn nhất hiện nay là hàng tồn kho chủ yếu gồm căn hộ cao cấp, bất động sản nghỉ dưỡng… những phân khúc đã có dấu hiệu thừa, thậm chí bội thực nguồn cung từ trước dịch bệnh.
Không chỉ nguồn cung quá lớn, nhu cầu quá thấp mà các doanh nghiệp vẫn chạy theo phân khúc này, bỏ quên phân khúc thấp hơn do lợi nhuận không nhiều, dòng tiền thu vào không lớn và thủ tục nhiêu khê.

Mặc dù đã xoay xở nhiều cách, đưa ra không ít biện pháp và phần nào cũng đã được hỗ trợ nhưng điều quan trọng nhất là người mua phải nhiều, nhu cầu phải tăng cao và hàng phải bán được.
Hiện chưa có dấu hiệu cho bất động sản thuộc phân khúc đang bị tồn kho nhiều nhất và thời gian này cũng chưa có tín hiệu tốt cho thấy khách hàng đã quay trở lại. Trong tình hình này, hàng vẫn ra, dự án vẫn mở bán, nhất là phân khúc cao cấp thì quả là khó khăn lại chồng chất cho tất cả…
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!