Một cách làm hình ảnh tích cực và khôn ngoan của Grab. 1. Chứng tỏ mình là đại ca thiện ý và hào phóng khi cả làng xe công nghệ rơi vào cảnh khó chung. 2. Tạo một hình ảnh tương trợ đẹp. 3, lâu dài chiêu mộ người các hãng. 4, cũng gây nóng mặt cho một số hãng khác khi để người mình nhận gạo (theo nghĩa đen) từ phía bên kia!
Nhưng cách làm của Grab rạch ròi và đáng được ghi điểm bởi người được lợi (có thật) là những người lao động đang vụt chốc bị rơi vào cảnh khó, có thể cùng đường.
Họ, khi khó, khi đói khi nghèo thì còn phân biệt hãng mình với hãng ta gì nữa. Có thì nhận thôi. Mà Grab cũng không bắt họ phải mặc áo Grab đề nhận gạo từ grab kia mà. Còn việc so đo các hãng, là việc các hãng, không phải cơm áo gạo tiền của người lăn lộn xấp mặt trên đường.
Việc của Grab nó còn tốt đẹp và nhân văn hơn cái việc một trường ĐH ở HN, lắp cây ATM rồi bắt người nhận gạo cởi khẩu trang chụp hình khuôn mặt, đọc số CMND… để lưu dữ liệu mới cho nhận mấy kí gạo mỗi ngày.
Thật ra thì tôi không thấy có gì đáng trách hay bình luận về hành động này. Chỉ thấy đơn giản là báo chí đã gọi sai tên cái hành động ấy là từ thiện hay có chút tình thương yêu đồng loại gì trong đó. Chỉ đơn giản, đó là hành vi thực hành thí nghiệm nào đó của cái trường ĐH kia. Họ muốn áp dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt và cái máy ATM nhả thức ăn.
Đơn giản đó là một thử nghiệm mà người được mời thử nghiệm sẽ được trả công bằng một ít gạo khi đứng trước máy với cái giá phải trả là cung cấp dữ liệu khuôn mặt với số CMND – thuộc dữ liệu cá nhân. Ai thích thì cứ tham gia thử nghiệm.
Giống như chuyện ở nhà, lúc trước nghe tụi nhỏ kháo nhau bác tổ trưởng dân phố dặn mai mang mẫu nước nhà mình ra công viên cho người khảo sát độ an toàn, có quà nữa đó!
Dạng ấy, gọi sâu hơn, chỉ là tính chất của trò sơn đông mãi võ, đứng múa rầm rầm, khoa trương cơ thể khỏe mạnh để bán thuốc đông y này nọ. Nó hay diễn ra ở ngoài lề đường, phố chợ nhà quê hồi xưa thôi vậy!
nguồn: fb Nguyễn Văn Tiến Hùng
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!