Khảo sát mới nhất của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI gần đây đã đưa ra những con số hứa hẹn khá nhiều khó khăn như : 85% doanh nghiệp cho biết thị trường bị thu hẹp vì dịch bệnh, 60% doanh nghiệp thiếu vốn, đứt dòng tiền , 40% doanh nghiệp thiếu nguồn cung nguyên liệu…
Nếu không có những hỗ trợ chính sách từ Nhà nước hoặc giúp đỡ qua lại giữa các ngành, doanh nghiệp thì ngay cả sau đại dịch sẽ vô cùng vất vả, suy thoái sẽ hiện hữu.

Chính phủ gần đây đã nâng gói tín dụng lên 300.000 tỷ từ con số 250.000 tỷ ban đầu, gói tài khoá từ 30.000 tỷ đến nay đã đạt 180.000 tỷ, gói an sinh đã được thông qua. Các Bộ, ngành cũng đưa ra các nhiều biện pháp hỗ trợ như chính sách giảm giá điện của Bộ Công thương hơn 11.000 tỷ đồng, Bộ TNMT giảm giá thuê đất…
Nhưng đó chỉ là “ngoại lực”, nếu doanh nghiệp nào không đủ “nội lực” sẽ rất dễ đuối sức trong và sau đại dịch này.

Con số những doanh nghiệp lịm dần sẽ tăng lên nhanh chóng và kéo theo khá nhiều hệ lụy, khó khăn dây chuyền khác nếu không liên kết, giúp nhau để vượt qua đại họa này.
Một vài trăm doanh nghiệp phá sản hay thua lỗ chưa ảnh hưởng nhiều nhưng vài chục hay cả trăm ngàn thì đó sẽ là nguy cơ lớn cho nền kinh tế. Chẳng may điều đó xảy ra thì cả những doanh nghiệp lớn và khỏe nhất sẽ dễ lâm vào cảnh ốm yếu, bài học từ các hãng hàng không và du lịch gần đây vẫn còn khá nóng.

Ông Đặng Hồng Anh , Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân trẻ Việt Nam thừa nhận: “Tất cả doanh nghiệp trên thế giới này mới lần đầu tiên gặp phải cảnh này. Chúng ta không có kinh nghiệm đối phó. Thực sự là dịch đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tôi nghĩ doanh nghiệp đã bắt đầu “thấm” rồi. Các ngành nghề như du lịch, hàng không đều đang giảm, sắp tới sẽ là các ngành nghề khác. 2 tháng tới sẽ là ngành ngân hàng, cũng sẽ rất thấm“.
Giờ đây, dù là người buôn bán nhỏ lẻ hay doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn đều hiểu ra rằng không ai có thể chống chọi một mình hay sống sót đơn lẻ qua đại dịch này nếu không dựa vào nhau.

Những chính sách, giải pháp giúp đỡ, hỗ trợ nhau chính là nền tảng của ân tình làm ăn lâu dài, đạo đức kinh doanh làm nền tảng để hướng đến tương lai.
Bất kỳ doanh nghiệp lớn nay nhỏ đều là một tế bào của nền kinh tế nước nhà nên không thể có chuyện một bộ phận ốm yếu mà cơ thể chung lại khỏe mạnh nên hỗ trợ nhau cũng là một cách giúp chính mình tồn tại bền vững.
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!