• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
Đăng ký
Đăng nhập
Góc Nhìn
Win Mart
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Đăng ký

Trang chủ » Đa chiều » Nếu dịch bệnh diễn ra phức tạp, chỉ một nửa số doanh nghiệp trên thị trường có thể trụ vững được 6 tháng!

Nếu dịch bệnh diễn ra phức tạp, chỉ một nửa số doanh nghiệp trên thị trường có thể trụ vững được 6 tháng!

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Chính phủ và các nhà chuyên môn đã đưa ra một số đánh giá về doanh nghiệp Việt trong cuộc chiến duy trì tăng trưởng kinh tế, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch.

Kim Tuyến bởi Kim Tuyến
09/04/2020
trong Đa chiều, Tiêu điểm
0
0
Nếu dịch bệnh diễn ra phức tạp, chỉ một nửa số doanh nghiệp trên thị trường có thể trụ vững được 6 tháng!

Chỉ trong hơn 3 tháng đầu của năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19, hơn 80% doanh nghiệp Việt Nam đã giảm doanh thu.

Cần nhận định rằng nước ta đang gánh chịu hậu quả rất nặng nề từ những tác động lớn của dịch bệnh và suy thoái toàn cầu.

Chia sẻ liên quan:

Cảnh giác trước những tin đồn tiêu cực trên internet

21/11/2022

Lê Hùng Anh – chân trần ra phố

15/08/2022

Dịch bệnh đang là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng suy giảm của doanh nghiệp. Theo đó, trong 3 tháng đầu năm, đã có tới gần 35.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường – con số kỷ lục từ trước đến nay.

Và lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường lớn hơn số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.

Nguồn: Nhịp sống kinh tế

Một kết quả khảo sát nhanh của VCCI được triển khai cuối tháng 3 đầu tháng 4 cho thấy tác động của đại dịch đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất nghiêm trọng.

Theo đó, gần 85% doanh nghiệp cho biết dịch bệnh đã làm cho thị trường tiêu thụ của họ bị thu hẹp, gần 60% doanh nghiệp cho rằng dịch bệnh khiến họ thiếu vốn và đứt dòng tiền cho kinh doanh, trên 40% doanh nghiệp cho biết đại dịch gây thiếu nguồn cung nguyên liệu, 43% doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô lao động do thiếu việc làm.

82% doanh nghiệp cho rằng doanh thu năm 2020 của họ sẽ bị sụt giảm so với năm 2019. Và có tới 30% doanh nghiệp dự báo có thể tụt giảm tới 30-50% và 22% sẽ tụt giảm trên 50%.

Khảo sát cũng cho biết nếu tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, thì có tới gần 30% số doanh nghiệp chỉ có thể duy trì hoạt động được không quá 3 tháng, 50% doanh nghiệp chỉ trụ được nửa năm.

Trên 75% số doanh nghiệp thì báo sẽ phải thu hẹp quy mô lao động và có tới gần 10% số doanh nghiệp phải giảm quy mô lao động tới 50% so với hiện nay. Chỉ có chưa đầy 1% số doanh nghiệp gia tăng lao động. Hệ lụy của xu hướng này sẽ là hàng triệu lao động sẽ có nguy cơ mất việc làm trong những tháng tới đây.

Đứng trước tình hình khó khăn này doanh nghiệp Việt Nam đã có những xử lý linh hoạt nhưng đầy trách nhiệm.

Khảo sát của VCCI cũng cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã tích cực và chủ động triển khai các biện pháp chống dịch tại nơi làm việc theo khuyến cáo của Bộ Y tế và chính quyền các địa phương, đồng thời cố gắng nỗ lực cao nhất để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

73% số doanh nghiệp đã kịp thời có chính sách hỗ trợ người lao động trong khủng hoảng. Các doanh nghiệp nhìn chung đã chủ động, sáng tạo đưa ra các giải pháp phù hợp kịp thời trong sử dụng lao động.

Trên 60% doanh nghiệp đã áp dụng phương thức làm việc linh hoạt về thời gian cho một bộ phận lao động, 46% doanh nghiệp không cắt giảm lao động nhưng giảm giờ làm, 42% doanh nghiệp tranh thủ thời gian dịch bệnh để đào tại lại nhân lực, 41% doanh nghiệp tổ chức làm việc tại nhà.

Chỉ khoảng 20% doanh nghiệp cho biết đã buộc phải cắt giảm lao động, chấm dứt hợp đồng lao động và 21% doanh nghiệp cho biết đã phải cắt giảm lương để không phải cắt giảm lao động. Đó là những ứng sử linh hoạt đầy trách nhiệm.

“Chưa ai dự báo được khi nào thì dịch bệnh sẽ qua đi, nhưng một điều chắc chắn là hệ lụy, ảnh hưởng của dịch bệnh tới nền kinh tế sẽ còn kéo dài và không thể khắc phục được ngay khi dịch bệnh kết thúc và khó khăn với doanh nghiệp còn chất chồng trước mắt”, ông Lộc nói.

Để giảm đau trước Covid – 19, doanh nghiệp và chính phủ cùng nhau đồng lòng để vượt qua giai đoạn đầy thách thức này.

Cụ thể, VCCI đề nghị Chính phủ bổ sung và công bố ngay danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phù hợp với điều kiện phòng, chống dịch bệnh Covid-19, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông các hàng hóa dịch vụ này phục vụ đời sống nhân dân, ngay cả trong trường hợp cần siết chặt hơn các biện pháp cách ly, phong tỏa.

Mặc dù hiện nay đã có quy định về danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu nhưng các địa phương đang có cách hiểu khác nhau về hàng hóa thiết yếu, gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp như không cho phép lưu thông hàng hóa, nguyên liệu, đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, đình chỉ việc thi công của công trường xây dựng…

Tiếp đó, VCCI đề nghị cho thực hiện ngay việc tạm hoãn nộp các khoản thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN của người lao động, BHXH, phí công đoàn…Ngoài việc thực hiện giãn, hoãn tiến độ nộp các khoản này, VCCI đề nghị có các chính sách miễn, giảm các khoản phải nộp này thuộc chức năng của Chính phủ.

Đề nghị Chính phủ trình Quốc hội ngay đầu kỳ họp giữa năm các biện pháp giảm thuế, phí và thu ngân sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Với gói tín dụng, ông Lộc cho biết ngoài các giải pháp hiện hành như tái cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay, giảm phí; doanh nghiệp đề nghị có mức giảm sâu thêm từ 2-3% đối với khoản vay mới và vay hiện hữu (đến mức còn khoảng 4-5% đối với khoản vay tiền đồng và 2-3% đối với khoản vay USD) cho từng nhóm khách hàng có ảnh hưởng dịch bệnh khác nhau.

VCCI cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hướng dẫn quy trình chuẩn đối với việc thẩm định, đánh giá thiệt hại, xác định đối tượng doanh nghiệp được hưởng hỗ trợ do trên thực tế các ngân hàng thương mại thực hiện khác nhau. Bên cạnh đó, NHNN xem xét nới lỏng các tiêu chí cho phép cung cấp các khoản vay bình thường và các khoản vay lãi suất thấp.

Về chính sách lao động, tiền lương, công đoàn, VCCI đề nghị không điều chỉnh lương tối thiểu vùng cho năm 2021; Tạm dừng các khoản đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động vào quỹ công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong năm 2020.

VCCI đề nghị Chính phủ trình ra Quốc hội đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống 0,5%, giảm mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% xuống còn 1% trước mắt cho năm 2020….

Bên cạnh chính sách từ phía nhà nước, các doanh nghiệp cũng phải tự cứu lấy mình. Theo đó, doanh nghiệp cần thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp theo hướng hiệu quả hơn, nhanh chóng thực hiện chuyển đổi số và hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong quản trị doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng cần đào tạo lại nhân viên, tăng cường liên kết thông qua các chuỗi cung ứng và mạng lưới các hiệp hội doanh nghiệp ngành hàng và địa phương, phát triển thị trường nội bộ và hợp tác với nhau vươn ra thị trường thế giới.

Chuẩn bị tích cực các nền tảng cho giai đoạn phát triển bền vững sau đại dịch và nền tảng quan trọng nhất là ý chí và tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân.

Bài viết thể hiện Góc nhìn của ông  Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch VCCI) trên Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!


Chủ đề: Chính sách nhà nướcChủ tịch VCCICovid-19dịch bệnhDoanh nghiệpDoanh nhânDoanh thungười lao độngSản xuất kinh doanhthị trường
Chia sẻ2
Kim Tuyến

Kim Tuyến

Các chia sẻ khác:

Thư viết cho chính mình

bởi Khánh Linh
30/05/2023
0

Lâu lắm rồi tôi chưa viết thư cho ai. Lần cuối tôi viết một lá thư đúng nghĩa là cho...

“Người dùng App thường sống thảnh thơi”, App HDBank luôn tươi mới

bởi Khánh Linh
30/05/2023
0

Năng động và luôn tươi mới, App HDBank không ngừng bổ sung nhiều tính năng mới, với nhiều ưu đãi,...

Kỷ niệm 30 năm thành lập, Techcombank nâng tầm các sự kiện Marathon tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

bởi Khánh Linh
29/05/2023
0

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 5, 2023 - Số lượng vận động viên kỷ lục dự kiến...

Hiệu ứng Boomerang và bài học về lưu thông dòng tiền

bởi Khánh Linh
29/05/2023
0

1. Thằng con đưa bà mẹ và bà chị đi ăn lẩu để mừng tháng lương đầu tiên. "Cái lẩu...

Nếu “bức tranh” được vẽ đúng thì Ngân hàng thương mại chỉ thua lỗ chứ không có lãi

bởi Aaron
27/05/2023
0

Rồi đến chuyện nhiều NHTM ở Mỹ và châu Âu, mới hôm qua còn tưởng là vững như tường đồng...

Buông bỏ là bước đầu tiên để trở về với chính mình, chạm tới bình yên

bởi Aaron
26/05/2023
0

Chúng ta thường nhắc nhiều đến việc "buông bỏ", nhưng thực sự chúng ta không hiểu nhiều về sự buông...

Chia tay hôn nhau giữa sân trường, các em làm gì thế?

bởi Khánh Linh
25/05/2023
0

Lễ tri ân và trưởng thành là một buổi lễ đầy trang trọng và cảm xúc, nơi con cái cảm...

Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2023: Khách hàng trải nghiệm nhiều tiện ích tại hệ sinh thái ngân hàng số Nam A Bank

bởi Khánh Linh
18/05/2023
0

Trước bối cảnh mới của cách mạng công nghiệp 4.0 và sự nổi lên của công nghệ tài chính Fintech,...

PVcomBank lọt top doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam

bởi Khánh Linh
18/05/2023
0

Được định kỳ công bố thường niên từ năm 2011, bảng xếp hạng FAST500 ra đời với sứ mệnh tìm...

Thị hiếu bình dân lên ngôi, phim Việt bùng nổ phòng vé

bởi Aaron
16/05/2023
0

Sau một năm chạm đáy, thị trường điện ảnh Việt Nam bật tăng trưởng ngoạn mục. Thị hiếu bình dân...

Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Thư viết cho chính mình

30/05/2023

“Người dùng App thường sống thảnh thơi”, App HDBank luôn tươi mới

30/05/2023

Kỷ niệm 30 năm thành lập, Techcombank nâng tầm các sự kiện Marathon tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

29/05/2023

Hiệu ứng Boomerang và bài học về lưu thông dòng tiền

29/05/2023

Nếu “bức tranh” được vẽ đúng thì Ngân hàng thương mại chỉ thua lỗ chứ không có lãi

27/05/2023

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Địa chỉ:
80 Đường 14, KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Thị Thu Hà
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 05/11/2019.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Góc Nhìn Zoom
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập