Chỉ trong một thời gian ngắn, chưa đến 6 tháng đầu năm, dịch bệnh Covid -19 đã lan rộng ra hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới, gây ra những thiệt hại vô cùng lớn trên mọi mặt trên mọi mặt đời sống xã hội, nhất là tính mạng con người và làm tê liệt toàn bộ nền kinh tế.
Không chỉ các nước đang phát triển “điêu đứng”, mà các nước lớn cũng “đứng ngồi không yên” do chính sách cách li và phong toả biên giới.
Dịch bệnh Covid – 19 một lần nữa phóng tác lại bức tranh suy thoái kinh tế vào năm 2008 khiến nhiều người vẫn còn hãi hùng. Năm 2008, tỉ lệ thất nghiệp tăng đột biến, thị trường chứng khoán lao dốc… kéo theo những hệ luỵ đau lòng.
Ba yếu tố dưới đây làm cho dịch bệnh Covid -19 được giới chuyên môn nhận định là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong lịch sử:
Thứ nhất, thời gian diễn ra quá nhanh, không được dự báo, không lường trước được nên không có trong kịch bản ứng phó năm 2020.
Thứ hai, xuất phát điểm là đại dịch bệnh đe dọa tính mạng con người nên nguồn lực các nước phải đổ ra ưu tiên chống dịch trước.
Thứ ba, suy thoái kinh tế diễn ra như một điều tất yếu không thể tránh khỏi trên tất cả các lĩnh vực ngành nghề, số lượng người thất nghiệp tăng nhanh, thị trường chứng khoán tiếp tục lao dốc kỷ lục, giá dầu giảm mạnh…
Vì vậy cần làm gì để khôi phục nền kinh tế sau đại dịch?
Nỗ lực hết sức mình, huy động mọi nguồn lực để chống suy thoái kinh tế, điều mà chúng ta đang làm với chống dịch, may ra thì kinh tế mới có khả năng phục hồi, tuy nhiên, thời gian cần cho điều này là rất dài.

Việt Nam đang được đánh giá cao về công tác chống dịch. Tuy nhiên, cuộc chiến chống suy thoái kinh tế còn nhiều điều đáng suy ngẫm và cần sự nỗ lực nhiều hơn nữa.
Nhận được lời cầu cứu tha thiết của các doanh nghiệp trong tình trạng kiệt sức, chính phủ mới tung ra các gói hỗ trợ, tuy nhiên, cần làm điều hơn sớm hơn để hạn chế các thiệt hại.
Ngay từ bây giờ, cần đề xuất và triển khai một kế hoạch thật cụ thể, đánh giá đúng và đủ mức độ tác động của dịch bệnh đến các lĩnh vực kinh tế, từ đó đưa ra giải pháp đủ tầm để vực dậy doanh nghiệp.
Đặc biệt, cần lưu tâm tâm hơn cả đến ngành bất động sản – một trong những lĩnh vực kinh tế đầu tàu liên đới với rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế.
Thị trường bất động sản vốn đang gặp khó khăn do khủng hoảng pháp lý kéo dài dẫn đến lệch pha cung-cầu rất lớn, nguồn cung khan hiếm, chi phí đầu vào tăng cao, thời gian triển khai dự án kéo dài gây lãng phí nguồn lực và đẩy giá thành tăng cao.
Khó khăn nối tiếp khó khăn đối với thị trường bất động sản. Quý 1/2020, mức giao dịch của toàn thị trường chưa đến 20% so với mục tiêu kỳ vọng do ảnh hưởng dịch bệnh. Các doanh nghiệp nhỏ không đủ nguồn lực lần lượt rời bỏ thị trường, con số này chiếm trên 50%.
Số doanh nghiệp còn lại cố gắng cầm cự chờ thị trường khôi phục trở lại. Một viễn cảnh rất đáng thất vọng cho bức tranh bất động sản những tháng đầu năm 2020.
Các chủ đầu tư lớn hiện nay buộc phải điều chỉnh kế hoạch đầu tư, kinh doanh của mình theo diễn biến thị trường.
Tuy nhiên, yếu tố dịch bệnh chỉ là yếu tố tạm thời, các doanh nghiệp buộc phải chuẩn bị cho cuộc đua chạy nước rút vào các quý cuối năm để bù lại những quý đầu năm.
Cơ chế chính sách phải được điều chỉnh và đổi mới toàn diện để khai thông nguồn lực xã hội, vực dậy thị trường bất động sản sau đại dịch vốn đã bị tổn thương rất nặng nề là điều cần làm lúc này.
Cần có tổng chỉ huy trưởng trên mặt trận chống suy thoái kinh tế cũng như trên mặt trận chống dịch vậy để kích cầu tổng lức vào cuối quý 2 hoặc quý 3 năm nay, thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
Có như thế, chúng ta mới có hy vọng về một thị trường bất động sản khởi sắc hơn, góp phần chung với công cuộc khởi sắc của toàn bộ nền kinh tế.
Bài viết thể hiện Góc Nhìn của chuyên gia Nguyễn Hương
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!