Ngày 29/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý kiến nghị của Bộ Tài chính về việc dừng phát hành xổ số kiến thiết trong 15 ngày, kể từ ngày 1/4. Động thái này góp phần tích cực vào chiến dịch chống dịch của cả nước. Tuy nhiên, việc trang trải đời sống của người nghèo bán vé số dạo sau quyết định này là điều đáng lưu tâm.
Việc Chính phủ chưa tung ra bất kì gói hỗ trợ an sinh xã hội nào lúc này sẽ khiến đời sống của một bộ phận người lao động đi vào “bước đường cùng”, nhất là những người bán vé số.
Hôm qua, trên nick Facbook Hà Phan có đăng một bức ảnh về một cụ già bán vé số quỳ cầu nguyện dưới tượng Đức Mẹ để lại cho tôi nhiều cảm xúc, vừa xót xa vừa thương cảm.
Tôi ủng hộ các biện pháp cứng rắn của nhà nước trong công cuộc chống dịch nhưng không biết sau khi dịch bệnh được đẩy lùi, tôi có còn được thấy những người đáng tuổi ông, tuổi bà mình lọ mọ chống gậy bán từng tờ vé số để kiếm cơm qua ngày không?
Không cần chờ Chính phủ lên tiếng, một số tổ chức, cá nhân đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời như đại lí vé số Thiện ở TP Vĩnh Long (tỉnh, Vĩnh Long) quyết định hỗ trợ những người nhận vé số bán dạo của đại lí mỗi người 50.000 đồng/ngày cho đến khi vé số phát hành trở lại.
Mong rằng nghĩa cử nhân văn này sẽ được lan rộng trên 63 tỉnh thành của cả nước, không chỉ riêng TP.Vĩnh Long.
Fb Loan Dang cũng đã chia sẻ câu chuyện rất ấm lòng:
“8 thỉnh thoảng mua vé số, luôn là của người già, người tàn tật chứ không bao giờ mua của người trẻ và trẻ em.
Cũng luôn là 2 tờ vé số và gửi 30k.
Thỉnh thoảng, gặp giờ ăn, thì mời các cụ ăn cùng.
Có lần, ăn cơm gà ở đường CMT8, một cụ bà đến mời mua vé số, 8 mời ăn cùng. Bà rụt rè: có thể mang về không con? 8 nói dạ được, nhưng bà ăn ở đây luôn cho nóng cho ngon, mang về sợ nguội. Bà nói, mang về cho bạn ăn chung.
Bạn bà, là một cụ bà ở QN đang ở chung phòng. Khoảng 9-10h đêm, khi bán xong hai bà sẽ gặp nhau….
Có lần, ăn cơm tấm trên đường Trần Xuân Soạn, mời một cụ ông ăn cùng nhưng ông cũng muốn mang đi. Báo với người phục vụ làm cho ông một phần đầy đủ, người phục vụ nhảy chân sáo đi truyền tin, còn cô chủ quán lanh lảnh giọng xin mọi người thông cảm để làm phần cho ông trước…
Mỗi lần, nhìn những người già đi bán vé số, với những tấm lưng còng xuống, những bước chân xiêu vẹo do xương khớp, lòng cứ thắt lại. Mình còn trẻ, đã thấy khổ vì bị xương khớp hành, huống gì….
Tuổi lớn nhưng chỉ làm được việc nhỏ, 8 chỉ giúp được chút xíu những người gặp trên đường. Nên rất biết ơn và trân quý những đại lý như ông chủ Thiện ở Vĩnh Long này.
8 nghĩ, đây là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Những người bán vé số này, mỗi ngày mỗi ngày đều mang lại thu nhập cho đại lý, nên lúc khốn khó này, biết ơn và cưu mang họ, là tình người.
Còn các công ty xổ số, nơi lợi nhuận ngàn tỷ mỗi năm, các ông các bà đang ở đâu?”
Trong giai đoạn khó khăn này, những người chạy ăn từng bữa là những người khốn cùng nhất. Mong rằng sẽ có thêm nhiều chính sách hỗ trợ để các ông cụ, bà cụ, những người lao động nghèo được có đủ “miếng cơm” qua ngày, để không phải chạy vạy ngược xuôi, cầu nguyện phép nhiệm màu.

Trong cơn đại dịch này, ta mới càng trân quý những tấm lòng đầy tình người, không cần phải phô trương cầu kì, chỉ cần đơn giản nhưng kịp thời, đúng lúc và thường xuyên là đủ rồi.
Bài viết thể hiện Góc Nhìn của tác giả Đăng Nguyên
Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.
Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...
Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com hoặc liên hệ 0939920088. Trân trọng!