• Giới thiệu
  • Điều khoản sử dụng
  • Chính sách bảo mật
  • Liên hệ
  • Góc Nhìn | Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng | Gocnhin.com.vn
Góc Nhìn
Biên Hoà Universe, bất động sản đồng nai, biên hoà universe complex
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
Góc Nhìn
Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả

Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế!

Nhân dịp được chọn là cựu sinh viên xuất sắc tham dự Lễ kỷ niệm 100 năm Khoa Nông nghiệp Viện Đại học Kyushu, Nhật Bản, tôi đã gặp lại nhiều thầy cũ đã về hưu và nhiều bạn học nay đang còn giảng dạy và nghiên cứu tại trường.

Hương Nguyễn bởi Hương Nguyễn
05/02/2020
trong Tiêu điểm, Đa chiều
9 phút để đọc
0
0
GS. Võ Tòng Xuân hội ngộ Giáo sư kinh tế nông nghiệp Kenji Cho. Ảnh: T. Kumamaru

GS. Võ Tòng Xuân hội ngộ Giáo sư kinh tế nông nghiệp Kenji Cho. Ảnh: T. Kumamaru

Chia sẻ lên Facebook

Trong thời gian học chương trình Bác sĩ nông học 44 năm trước, tôi đồng thời cũng để thời giờ tìm hiểu xã hội, đất nước và con người Nhật Bản để nhận thức những lý do tại sao đất nước này đã khôi phục lại nền kinh tế chỉ 15 năm sau khi bị bom đạn tàn phá thành bình địa vào năm 1945, đặc biệt là nông dân, lực lượng đông đảo nhất, đã trở nên giàu có như thế.

Nên xem:

  • Bức tranh thị trường bán lẻ Việt Nam mùa dịch
  • Giảm giá thuê mặt bằng, chia sẻ hay vì mình?
  • Miếng bánh bán lẻ Việt Nam: ngọt ngào nhưng khó xơi
Sự tò mò này đã xuất phát từ tâm trạng của tôi lúc bấy giờ – những ngày đầu năm 1975 khi các báo và đài của Nhật hàng ngày đưa tin chiến tranh Việt Nam sắp chấm dứt – tôi phải làm gì để tham gia hữu hiệu giúp nông dân Việt Nam mình nhanh chóng khôi phục lại ruộng đồng, sớm trở lại ngôi vị quốc gia xuất khẩu gạo nổi tiếng châu Á mà phải dừng xuất khẩu từ năm 1968 vì chiến tranh tàn phá.

Người thầy tư vấn cho tôi là giáo sư Kenji Cho, nhà kinh tế nông nghiệp lão luyện của Nhật Bản.

Chia sẻ liên quan:

Trung Quốc hiện đang bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch trong khi cả thế giới đang siết chặt. Nguồn: Báo Đấu thầu

Kịch bản phục hồi thị trường từ bài học của Trung Quốc

07/05/2020
Nguồn ảnh: Internet

Bức tranh thị trường bán lẻ Việt Nam mùa dịch

20/04/2020

Lo cho nông dân trước

Nhật Bản ngay sau khi đầu hàng trong Thế chiến II đã tập trung nhanh chóng lo khôi phục lại đất nước. Dân số phần lớn là nông dân nên phải được giúp đỡ trước tiên. Sau chuyến đi các nước châu Âu tìm hiểu kinh nghiệm làm cho nông dân thoát nghèo và sản xuất dư lương thực, đoàn khảo sát gồm các chuyên viên Mỹ và Nhật kết luận cách tổ chức hợp tác xã nông nghiệp của Đan Mạch đã đem lại nhiều hiệu quả xóa đói giảm nghèo cho nông dân, vừa bảo đảm an ninh lương thực, vừa ổn định xã hội một cách bền vững.

Tổng hành dinh của Lực lượng đồng minh đã căn cứ vào đề nghị này cho ra đời chính sách Hợp tác xã nông nghiệp Nhật năm 1947, sau đó Quốc hội Nhật Bản sửa đổi Luật cho phù hợp với xã hội và nông nghiệp, ban hành luật mới năm 1954, làm công cụ cho chính phủ Nhật hỗ trợ nông dân sản xuất.

Giáo sư Kenji Cho phân tích cho tôi thấy Nhật Bản phát triển được như ngày hôm nay là do người Nhật có đặc tính được hun đúc từ lúc còn học ở nhà trẻ mẫu giáo.
Những đặc tính này đã trở thành thói quen, cách suy nghĩ, cách sống, cách làm việc của mỗi người.

Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 1
GS. Võ Tòng Xuân hội ngộ Giáo sư kinh tế nông nghiệp Kenji Cho. Ảnh: T. Kumamaru

Và bắt đầu từ “trồng người”

Về phát triển nông nghiệp, người Nhật muốn nông sản nào có nhiều dinh dưỡng, bán được nhiều, thì phải tập cho dân trong nước ăn trước, và họ tập như thế từ trẻ con.

Giáo sư Kenji Cho phân tích cho tôi thấy Nhật Bản phát triển được như ngày hôm nay là do người Nhật có đặc tính được hun đúc từ lúc còn học ở nhà trẻ mẫu giáo. Những đặc tính này đã trở thành thói quen, cách suy nghĩ, cách sống, cách làm việc của mỗi người. Làm gì cũng phải có tri thức và có cái tâm để mỗi sản phẩm “Made in Japan” đều được mọi người tin tưởng.

Mỗi cá nhân người Nhật từ nhỏ đã được giáo dục rất cơ bản về đất nước của mình – phải phát huy tài nguyên con người, mỗi người phải lo học cho thật giỏi để góp trí tuệ phát triển đất nước. Trong lớp thầy cô dạy cho học sinh từ kỹ năng sống văn minh đến hiểu biết và ứng dụng trong đời sống những kiến thức đã học (khác với Việt Nam, cô thầy dạy cho hiểu và nhớ kiến thức đặng đi thi, rồi không biết ứng dụng kiến thức vào đâu).

Đến đâu họ cũng quen nề nếp trật tự. Qua đường phải chờ đèn xanh mới đi qua. Không vứt rác nơi công cộng. Không hái hoa, bẻ cành dọc đường đi hoặc trong công viên.

Tiết kiệm nhưng không hà tiện

Quan sát cách sinh sống trong gia đình Nhật Bản và trong xóm làng, tôi chú ý một điều cũng rất độc đáo của người Nhật khiến cho họ giàu: ai cũng rất tiết kiệm mà không hà tiện. Ví dụ như khi đang đi mà bị mưa thì người ta rút trong cặp/túi ra cây dù che mưa thu nhỏ vừa người, thay vì cây dù to như trước; ô tô cá nhân kiểu mới thì vừa nhỏ vừa ngắn; vào bữa ăn ở nhà, mỗi món ăn cũng “nhỏ gọn” vừa đủ…

Nhưng cái gì cần phát triển thì Nhật Bản lại có rất nhiều và rất to như trung tâm thương mại, sân bay, nhà ga, công cộng như xe điện ngầm, xe điện siêu tốc, trường học, bệnh viện, công viên, đền chùa…

Cũng theo cách “tiết kiệm mà không hà tiện” chúng ta quan sát người Nhật tặng quà. Món quà họ thích nhất là bánh ngọt, trà xanh. Tất cả quà để được bao gói rất đẹp và trịnh trọng, bên trong là mấy chiếc bánh được gói kỹ bằng giấy thật sạch.

Nhìn kỹ cái bánh không khác gì bánh của mình làm, nhưng mình thì phần lớn là cho vào bao nylon thắt lại bằng sợi dây thun là đủ. So sánh ta và Nhật, cách mình bán bánh như vậy chủ yếu để hạ giá thành, bán cho rẻ nhiều người mua.

Nhưng đối với Nhật, họ phải làm đúng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và trân trọng trong giao tiếp. Làm như thế họ vừa tạo công ăn việc làm cho nhiều nhiều lao động: công ty giấy, công ty in ấn, lao động gói bánh và đóng hộp,…

Ở Nhật Bản viên chức nhà nước tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, có lãi để có tiền đóng góp cho ngân sách quốc gia, thay vì làm khó dễ đủ thứ. Khi các doanh nghiệp có lãi nhiều thì lương của người lao động cũng lớn, đóng thuế thu nhập cao. Và khi họ có lương lớn, họ sẽ mua sắm nhiều hơn, đóng thuế càng nhiều hơn. Dân ngày càng giàu thì tổng sản phẩm trong nước (GDP) của quốc gia ngày càng cao.

Tiếp tục quan tâm đến nông dân

Giáo sư Kenji Cho lưu ý một điểm quan trọng là từ năm 1960 thì ngành công nghiệp Nhật Bản bắt đầu phục hồi mạnh mẽ, thu hút nông dân bỏ ruộng đi ra làm tại các khu công nghiệp. Nhà nước thực hiện ngay một chính sách rất độc đáo: mua lúa của tất cả xã viên hợp tác xã nông nghiệp với giá cao, tính ra bằng hoặc cao hơn thu nhập của công nhân khu công nghiệp. Và đồng thời nhà nước bán gạo cho dân với giá thấp tương ứng thu nhập của họ.

Chính sách này đã chặn đứng phong trào nông dân bỏ ruộng, tạo ra mặt bằng giá nông sản cao hơn trước, từ đó đưa thu nhập của nông dân ngày càng cao lên cho đến ngày nay. Nhưng cũng nhờ vậy mà ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp ngày càng phát triển mạnh, vì phần lớn nông dân đều áp dụng những thành tựu về nghiên cứu cơ giới hóa nông nghiệp.

Ngành công nghiệp và nông nghiệp cùng phát triển mạnh đưa tới kết quả rất tuyệt vời lúc bấy giờ: ngành công nghiệp đóng góp hàng năm rất cao vào ngân sách nhà nước, để Nhà nước có kinh phí tài trợ giá nông sản của nông dân sản xuất ra, làm cho thu nhập nông dân tăng giúp nông dân có thể mua công cụ cơ giới để áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp chất lượng cao mà các viện, trường đại học nông nghiệp trong nước nghiên cứu ra. Để chính họ khi có thu nhập cao trở thành những người tiêu dùng tuyệt vời cho khu vực công nghiệp và dịch vụ của nước Nhật.

Một ưu điểm quan trọng khác về con người của Nhật Bản để đất nước được an bình, ngân sách được nộp đủ là nhờ sự quản lý của từng viên chức nhà nước thật nghiêm minh. Từ người công an khu phố, giao thông, cho đến viên chức thuế vụ, xuống đến người công nhân trong nhà máy, nông dân trên đồng ruộng ai cũng làm đúng phần việc của mình với cả lương tâm nghề nghiệp, không buông lỏng tiêu chuẩn trách nhiệm của mình.

Mỗi người công nhân đều được chỉ dạy rằng: nếu anh không làm đúng phần việc của anh, nó sẽ ảnh hưởng đến khâu kế tiếp của anh kia và như thế sản phẩm của công ty mình sẽ kém chất lượng, bán không chạy, công ty thua lỗ, nhiều người phải nghỉ việc trong đó có anh, rồi gia đình anh sẽ thiếu thốn.

Một ít so sánh với Việt Nam

Mặt bằng giá cả phổ biến quá thấp, đưa tới hệ lụy là lương cơ bản của người lao động thấp, làm việc không tận tâm, lo thêm công việc phụ (kể cả các chiêu trò tham nhũng), kết quả thu nhập cơ quan không cao như tiềm năng, không thể phát lương cao hơn được. Hàng hóa Việt Nam khó cạnh tranh.

Thiếu công ăn việc làm vì thiếu giáo dục chất lượng và hiệu quả, không tự tạo việc làm cho mình, thiếu người có khả năng mở doanh nghiệp nhỏ và vừa, ai cũng ưa vào làm cho cơ quan nhà nước mặc dù lương rất thấp.

Thích tiết kiệm kiểu “diệt việc làm”, tưởng đâu là làm cho giá rẻ, nhưng hóa ra lại là làm cho người khác mất lao động.

GS Võ Tòng Xuân


Bạn đang đọc bài viết trên Mạng xã hội Góc Nhìn tại địa chỉ website www.gocnhin.com.vn.

Góc Nhìn rất trân trọng đón nhận bài viết của bạn cho các chuyên mục Xã hội - Đời sống, Bất động sản - Tài chính - Doanh nhân - Doanh nghiệp, Du lịch, Ẩm thực, Người tốt - Việc tốt...

Bài viết gửi về email: mxhgocnhin@gmail.com. Trân trọng!


Chủ đề: gia đình Nhật BảnGS Võ Tòng Xuânhà tiệnkinh tế Châu ÁKinh tế Nhật Bảnnông nghiệptiết kiệmtrồng ngườitrung tâm thương mạivứt rác công cộng

Chia sẻ liên quan:

Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 2
Quán tôi ăn

Bếp Nhà Jena – Cơm tấm hoa đậu biếc

bởi Kỳ Hoa
26/02/2021

Cơm tấm hoa đậu biếc được sáng tạo từ sở thích của cô chủ quán Bếp Nhà Jena. Nhờ tình...

Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 3
Điểm nóng

Lĩnh vực bất động sản thu hút gần 485 triệu USD vốn đăng ký trong hai tháng đầu năm

bởi Quang Bình
26/02/2021

Theo Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết ngày 20/2/2021, tổng vốn...

Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 4

Tập đoàn Hòa Bình ủng hộ 30 tấn gạo xây ATM hỗ trợ Hải Dương

25/02/2021
Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 5

Bình Dương: Vì sao công ty của Cường Đôla bị xử phạt?

25/02/2021
Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 6

Nhiều hộ gia đình, cá nhân sẽ phải thanh toán tiền sử dụng đất theo đơn giá mới

25/02/2021
CBNV Hưng Thịnh nghiêm túc cập nhật lịch trình di chuyển dịp Tết

Tập đoàn Hưng Thịnh sẽ tiêm miễn phí hơn 14.000 liều vắc-xin Covid-19 cho cán bộ nhân viên và người thân

25/02/2021
Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 7

Quán Thái – Khó quên vị bánh đậu xanh trái cây Luk Chup tại Châu Sài Gòn

25/02/2021
Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 8

Máy bay chở hơn 117.000 liều vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên đã đến Việt Nam

24/02/2021
Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 9

Thị trường bất động sản có thật sự đang tốt như nhiều người vẫn nghĩ…?

24/02/2021
Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 10

Đề xuất cấp giấy phép xây dựng cho đất hỗn hợp ở TP.HCM

23/02/2021
Tải thêm
Viết bình luận
meet and more coffee, cà phê trái cây
iPhone SE2, Minh Tuấn Mobile, điện thoại iPhone SE2,

MỚI CHIA SẺ

Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 11

Người Mỹ trầm lặng ở Phong Nha

26/02/2021
Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 12

Bếp Nhà Jena – Cơm tấm hoa đậu biếc

26/02/2021
Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 13

Lĩnh vực bất động sản thu hút gần 485 triệu USD vốn đăng ký trong hai tháng đầu năm

26/02/2021
Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 14

Tập đoàn Hòa Bình ủng hộ 30 tấn gạo xây ATM hỗ trợ Hải Dương

25/02/2021
Cũng là dân châu Á mà sao Nhật Bản giàu thế! 15

Bình Dương: Vì sao công ty của Cường Đôla bị xử phạt?

25/02/2021

GÓC NHÌN LÀ GÌ?

Góc Nhìn

Bạn là Luật sư, Nhà báo, Chuyên gia hay đơn giản là một Facebooker…? Hãy thể hiện quan điểm của mình về các vấn đề xã hội, cuộc sống, giải trí, văn hóa… mà bạn quan tâm để “Nghĩ thấu – Nhìn sâu – Nói đúng”.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Cơ quan chủ quản: Cty CP Phát triển Truyền thông VietPro
Email: mxhgocnhin@gmail.com
Hotline: 093.992.00.88
Giấy phép hoạt động MXH số 479/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp.

KẾT NỐI VỚI GÓC NHÌN

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Không có kết quả nào.
Xem tất cả các kết quả
  • Điểm nóng
  • Nơi tôi sống
  • Quán tôi ăn
  • Điểm tôi đến
  • Người tôi gặp
  • Xu hướng
  • Đa chiều
  • Sống bao dung
  • Đăng nhập
  • Đăng ký

© 2019 Góc Nhìn - Mạng xã hội chia sẻ góc nhìn đa chiều.

Chào mừng bạn đã quay trở lại Góc Nhìn!

Đăng nhập tài khoản

Quên mật khẩu? Đăng ký

Tạo tài khoản Góc Nhìn!

Điền các thông tin vào biểu mẫu bên dưới để đăng ký tạo tài khoản Góc Nhìn!

Các trường bắt buộc điền Đăng nhập

Retrieve your password

Điền username hoặc email đã đăng ký để reset mật khẩu.

Đăng nhập